Cảnh báo sức khỏe: Những người mắc các loại bệnh sau đây không nên ăn măng
Măng vừa có thể chế biến được nhiều món thơm ngon, vừa giúp chống ung thư, mỡ máu, tim mạch…Tuy nhiên trong măng lại có các chất không phù hợp, hoặc thậm chí là gây nguy hiểm sức khỏe. Vậy những ai không nên ăn măng?
1. Người bệnh gout
Đối với người bệnh gout, chế độ ăn uống cần cẩn trọng vì nếu làm tăng axit uric trong máu sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Hết sức chú ý vì các loại măng đều làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gout cần tránh ăn các loại thực phẩm này.
2. Người bệnh thận
Bệnh thận thường do vi khuẩn Streptocoques gây ra hoặc do mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, khiến các mạch máu làm tổn hại đến thận. Trong khi đó các loại măng tây, măng tre đều giàu canxi, không tốt cho người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận.
3. Người đau dạ dày
Trong măng chứa lượng lớn các chất xơ, chất thô rất khó tiêu hóa. Ngoài ra còn có lượng axit cyanhydric cao là chất độc hại cho dạ dày, làm tăng khả năng viêm loét dạ dày. Vì vậy, với những người bị mắc bệnh dạ dày hoặc đường ruột thì nên hạn chế ăn măng, hoặc nếu ăn thì nhai kỹ để tránh tạo gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
4. Phụ nữ mang thai
Trong măng có glucozit, có khả năng sinh ra axit xyanhydric gây buồn nôn. Phụ nữ có thai dùng măng có thể gây ra tình trạng ngộ độc ở nhiều mức độ như: nôn, đau bụng, đau đầu.
5. Trẻ em trong độ tuổi phát triển
Axit oxalic trong măng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi cũng như sự hấp thu và sử dụng kẽm của cơ thể. Trong khi cơ thể của trẻ ở độ tuổi phát triển lại rất cần canxi. Nếu như cho trẻ ăn măng quá nhiều có thể dễ dẫn đến tình trạng bị thiếu canxi, gây ra còi xương, chậm lớn.
Trên đây là những khuyến cáo từ chuyên gia. Đối với những trường hợp cụ thể cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Xem thêm: Những loại thức ăn hàng ngày có thể chứa xyanua mà bạn không biết?
Xem thêm: Những loại thức ăn dễ sinh ra nồng độ cồn mà bạn cần biết
Xem thêm: Bác sĩ giải đáp: Uống sữa nhiều có giúp ngăn ngừa được loãng xương?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận