19/06/2019 16:06 GMT+7

Yêu cầu 37 thương hiệu dừng ngay quảng cáo trong các clip xấu, độc, phản động

T. HÀ
T. HÀ

TTO - FLC, Vietravel, Công ty CP thực phẩm đông lạnh KIDO, nhà phân phối ôtô Trường Hải và hàng loạt trường đại học lớn đang quảng cáo trong các clip có nội dung xấu độc trên YouTube.

Thông tin này vừa được Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết chiều 19-6.

Theo đó, tiếp theo đợt ra soát đầu tháng 6, Cục vừa rà soát thêm và phát hiện có 37 thương hiệu, nhãn hàng mới vẫn đang quảng cáo trong các video, clip có nội dung xấu, độc, phản động trên mạng xã hội , Google. Trong số này có các quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của Tập đoàn FLC, các trường đại học Quốc tế Sài gòn, Thương mại, Quốc gia Hà Nội...

"Cục đã gửi công văn yêu cầu 37 thương hiệu, nhãn hàng mới phát hiện dừng ngay việc quảng cáo trong các video, clip có nội dung xấu, độc, phản động chống phá Đảng, Nhà nước. 37 thương hiệu, nhãn hàng trên phải gửi báo cáo giải trình về Cục trước ngày 27-6-2019. Cục cũng phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp đã được cảnh báo nhưng cố tình vi phạm", đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết.

Trước đó, ngày 10-6, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã gửi công văn tới 21 thương hiệu, nhãn hàng, yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trong các video, clip xấu độc, phản động trên ; yêu cầu các đơn vị này báo cáo giải trình gửi về Cục trước ngày 17-6.

Tuy nhiên, đến ngày 19-6, Cục mới nhận được giải trình của 16 đơn vị gồm: Công ty VNG, Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina, FPT Shop, Yamaha Việt Nam, Công ty CP Dược phẩm Thái Minh, Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI, Grab, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, Công ty TNHH máy móc Đại Chính Quang, Công ty CP Truyền thông Xu hướng số, Shopee, Công ty Clever Ads, Công ty Watsons Việt Nam, Công ty Adsota, Công ty Đức Nhân (nhà hàng Hoa Quỳnh), Gà rán Popeyes (Cty TNHH Dịch vụ thực phẩm và giải khát Việt Nam).

"Toàn bộ 15 công ty này đều xác nhận sau khi nhận được thông tin từ Cục đã ngay lập tức dừng quảng cáo trên YouTube và yêu cầu YouTube rà soát không để tình trạng hiển thị các quảng cáo trong các clip phản động", đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay. 

Cũng theo thông tin của Cục, vẫn còn 6 thương hiệu, nhãn hàng chưa gửi báo cáo giải trình với Cục.

37 thương hiệu, nhãn hàng mới phát hiện có quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trong các video, clip xấu độc, phản động trên YouTube:

1. Công ty CP công nghệ Nhân Sinh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

2. Công ty CP phân phối hỗ trợ dự án Thời Đại Mới (quận Ba Đình, Hà Nội)

3. Phòng khám Nguyễn Khoa (Quảng Ninh)

4. Thời trang MAYBI (quận Phú Nhuận, TP.HCM)

5. Trang tin Ngày đầu tiên (ngaydautien.vn) được bảo trợ bởi Hội Tim mạch học Việt Nam và Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam)

6. Văn phòng đại diện WELDCOM (quận Long Biên, Hà Nội)

7. Trang sức phong thủy Gia An (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

8. Công ty CP Đầu tư và phân phối Bình Minh (quận 1, TP.HCM)

9. Công ty CP Lữ hành Việt - Du Lịch Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

10. Công ty CP bất động sản Thế Kỷ (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

11. Maxhair - Công ty TNHH thực phẩm chức năng Lohha (quận Ba Đình, Hà Nội)

12. Công ty TNHH MTV Phân phối Ôtô du lịch Chu Lai - Trường Hải (Quảng Nam)

13. Tập đoàn KTG (Đồng Nai)

14. NTT Data Vietnam (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

15. Trường đại học Quốc tế Sài Gòn (quận 2, TP.HCM)

16. Công ty CP Thực phẩm đông lạnh KIDO (quận 1, TP.HCM)

17. Công ty Tư vấn Du học và Dịch thuật Đức Anh (Hà Nội)

18. Công ty TNHH MTV FDV (quận 2, TP.HCM)

19. Công ty TNHH Dịch vụ Viễn Thông 24h

20. Công ty TNHH Giáo dục Master English (quận Bình Thạnh, TP.HCM)

21. Công ty CP Công nghệ New Tech Pharm (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

22. Công ty HaMinh Techno (quận Hoàng Mai, Hà Nội)

23. Công ty CP Công nghệ MPOS Việt Nam (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

24. Novaon AutoAds - Nền tảng quản lý quảng cáo lớn nhất Đông Nam Á

25. Đối tác cao cấp của Google tại Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

26. Công ty CP Ống thép Việt - Đức (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

27. Công ty TNHH Nhất Nhất (quận Ba Đình, Hà Nội)

28. Trường đại học Thương mại - Khoa Đào tạo quốc tế (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

29. Nha khoa Paris - nhakhoaparis.vn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

30. Công ty CP Bất động sản LEO (quận Gò Vấp, TP.HCM)

31. Nha khoa Lạc Việt (quận Cầu giấy, Hà Nội)

32. Khoa quốc tế - Đại học quốc gia Hà Nội (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

33. Công ty CP Dịch vụ Nội thất và Thương mại Việt Hùng (quận Hà Đông, Hà Nội)

34. Tập đoàn FLC (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)

35. Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (quận 3, TP.HCM)

36. Công ty TNHH LPL Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

37. Airasia

Hàng loạt doanh nghiệp gỡ quảng cáo trong video độc hại trên YouTube

TTO - Chiều 11-6, nhiều doanh nghiệp trong nước cho biết đã dừng việc quảng cáo trong các video độc hại trên YouTube, đồng thời rà soát lại toàn bộ hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội này.

T. HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên