Phóng to |
Bùi Chí Vinh tự họa |
* Anh cho biết, anh làm thơ bóng đá từ khi nào? Anh còn nhớ bài thơ bóng đá đầu tiên của anh đăng báo?
- Nhà thơ Bùi Chí Vinh: Tôi làm thơ bóng đá từ sau giải phóng, từ lúc đất nước thống nhất và tổ chức các giải bóng đá riêng của ba miền Bắc - Trung - Nam. Thuở đó Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Câu lạc bộ Quân Đội, Công An Hà Nội hầu như là thương hiệu. Những trận có các đội bóng trên đều thu hút khán giả đến sân đông nghẹt. Một trong những bài thơ tôi làm đầu tiên xuất phát từ thời điểm đó. Tôi có thể trích lại cho các bạn một đoạn như sau:
Bây giờ thì nói về Hải QuanVề câu lạc bộ Quân Đội, về going và về bãoVề tốc độ tuyệt vời, về chiến thuật kèm người, về kỹ thuật đi banh táo bạoNày em tái mặt các thủ thànhCó bao giờ em đỏ mặt cùng anhNhững công viên ngọt ngào hơn sân cỏNhững công viên nhẹ như hơi thởNhưng khung thành em ạ: vỡ timAnh tin mình còn vô số Pê Lê, anh tinTin tuyệt đối và yêu tuyệt đốiAnh cũng tin anh rất yêu emYêu bóng đá năm anh 23 tuổi
* Trong một bài thơ anh viết: “Bình sinh ta đã mê bóng đá/ Lỡ mê banh từ lúc lọt lòng /Nằm bụng mẹ mơ thành cầu thủ/Ngả bàn đèn ta sút 1-0...”. Tại sao ước mơ đó không thành, trong khi anh có một ngoại hình lý tưởng để trở thành cầu thủ?
- Đúng là tôi rất mê bóng đá ngay từ lúc nằm trong bụng mẹ, bởi hai chân cứ chòi đạp lung tung. Tuy nhiên giữa mê và tiếp cận là hai khái niệm khác nhau. Theo tôi, bóng đá nên mê bằng... mắt hơn là mê bằng sự va chạm của thân thể, trong khi tôi lại sống bằng... cái đầu. Sự suy nghĩ từ cái đầu có thể tạo nên triết lý hoặc những bài thơ cuồng nhiệt cho nghệ thuật thứ tám. Điều đó lớn và có lợi cho người đọc, người xem bóng đá hơn là “bị đốn” hoặc sút một cú “bắn chim” trên sân cỏ.
* “Yêu bóng đá như là yêu em/ Như là yêu mồ hôi, yêu thức ăn, yêu văn học/ Thế đó tôi yêu và tôi ghen...”. Anh “ghen” điều gì trong bóng đá?
- Bóng đá cũng đỏng đảnh như một cô gái đẹp. Khi bạn mê và tấn công nó thì nó sẽ... ngoảnh mặt đi. Khi bạn giả bộ “quăng cục lơ” và hờ hững thì nó sẽ tà tà mò lại. Bằng kinh nghiệm trong cuộc sống, tôi “ghen” với bóng đá (với cô gái đẹp đỏng đảnh) vì đơn giản tôi không biết đá banh và tôi là đàn ông.
* Vợ con anh có mê bóng đá? Nếu anh và vợ con ủng hộ hai đội tuyển khác nhau, có xảy ra “khẩu chiến”?
- Cả nhà tôi đều mê bóng đá, nhưng là bóng đá đỉnh cao quốc tế chứ không phải mấy giải của Việt Nam. Trong đỉnh cao quốc tế cũng có muôn hình vạn trạng, coi bóng đá châu Mỹ để yêu bóng đá đẹp, coi bóng đá châu Âu để nể lối đá thực dụng, coi bóng đá châu Phi để tội nghiệp thứ bóng đá chân chất, coi bóng đá châu Á để ủng hộ tối đa “gà nhà” Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều đáng mừng là cả gia đình tôi đều rất hợp rơ chọn trúng đội mình cùng mê nên không có vụ khẩu chiến với nhau.
* Tại sao anh ít làm thơ về bóng đá Việt Nam?
- Tôi làm hơn 300 bài thơ về bóng đá Việt Nam thời các giải Hồng Hà, Trường Sơn, Cửu Long và được nhà báo Huy Vĩnh đưa vào Guinness bóng đá Việt Nam là “thi sĩ làm thơ bóng đá đăng báo nhiều nhất nước”. Đáng tiếc là bóng đá Việt Nam bây giờ dở quá chẳng có hứng để xem chứ đừng nói để làm thơ. Tôi trích một đoạn thơ ca ngợi cầu thủ Minh Nhí nổi tiếng hồi đó:
Anh sẽ đánh đổi cái đầu của mình để lấy đôi chân Minh NhíCái đầu của anh thuyết Einstein đã chứng minh hợp lýNếu cần cù có thể làm được 1.001 bài thơNhưng đôi chân của Nguyễn Hoàng Minh thì không có thước đoAi đi lấy thước mà đo tốc độChắc chắn người ta đã từng ù tai vì nghe con sốCú sút của Pê Lê hơn trăm cây số một giờNhưng Nguyễn Hoàng Minh thế giới của chúng taKhông chỉ là chất keo mà là nam châm điệnTrước thanh nam châm có kim loại nào không xao xuyếnNhư trước mặt em làm sao anh từ chối lòng mìnhAnh hét lên rằng: Minh Nhí Nguyễn Hoàng Minh...
* “Em biết gì về hậu vệ thòng/ Mà dám cản ta mê đá bóng/ “Thòng” là sửa soạn tiến công/ Con gái hớ hênh là lưới thủng...”. Anh thích “hậu vệ thòng” của đội tuyển nào ở Euro 2012? Ở ngoài đời, anh thích là “hậu vệ thòng” hay là tiền đạo cắm?
- Tôi thích libero Abate của đội Ý, anh ta có lối đá giống “Hoàng đế” Beckenbauer của đội Đức ngày xưa. Ở ngoài đời tôi vẫn thích làm libero (hậu vệ thòng) hơn là làm tiền đạo cắm. Cái gì “nổi” quá đều lều bều và chết yểu.
* Trong một trận đấu bóng đá “Có thể mọi thứ không giống như toán học/ Mà kết thúc bất ngờ như bố cục một bài thơ”. Anh đã làm thơ như một trận đấu bóng đá với chữ nghĩa?
- Đúng như vậy. Nếu bạn theo dõi quá trình làm thơ của tôi từ sau năm 1975 thì thấy rất rõ điều đó. Mỗi bài thơ của tôi đều mang yếu tố bất ngờ ở những câu cuối cùng, không riêng gì thơ bóng đá mà thơ tình, thơ đời, thơ đạo cũng như vậy. Đó là phong cách riêng để tạo nên ấn tượng với người đọc.
* Euro 2012 anh thích đội tuyển nào vô địch dù cho đội đó phải về nước trước trận chung kết?
- Đội Ý và đội Ý. Chỉ một đội Ý mà thôi.
* Nếu chọn một bài thơ bóng đá tặng bạn đọc Áo Trắng, anh chọn bài thơ nào? Tại sao?
- Mời các bạn thưởng thức bài thơ Hoan hô Brazil. Bài thơ mà tôi đã đọc cho nhiều người nổi tiếng nghe và chứng kiến họ cười nghiêng ngả.
* Xin cảm ơn anh.
Không chỉ có mình anh, bè bạn đã sẵn sàngTất cả nhà thơ bắt đầu cầm lấy viếtMọi nhạc sĩ đều chuẩn bị dây đànNhững phòng tranh sửa soạn trưng bày không kiểm duyệt Bảy ngành nghệ thuật đã họp nhau ra nghị quyếtPhiên họp cuối cùng là hai chữ “ Brazil”Nghệ - thuật - thứ - tám khiến hành tinh khủng khiếpBrazil, Brazil như máu thịt của mình Brazil, Brazil trống ngực đập bình bìnhKhi quả bóng lăn, cầu thủ đều chơi nhạcQuả bóng rơi đều lên mỗi trái timDisco, Abba phải chuồn đi chỗ khác Quả bóng Brazil làm loài người biết hátAnh biết làm thơ và em biết nhảy đầmQuả bóng Brazil cho địa cầu bóng mátMọi thứ đầu hàng kể cả chiến tranh Quả bóng Brazil lặn trong ngực anhLúc nổi lên thành bài thơ em đang đọcEm đã biết gì về sông AmazonNơi mặt trời Brazil sừng sững mọc Ở đó có đứa bé da đen ôm mặt khócĐập bể máy thu thanh vì quả bóng bị “xì”Để mười năm sau thành ông vua thứ nhấtMở đầu thời kỳ vương quốc Pele Ở đó sân gôn trên đường phố vỉa hèNhững “Pele nhỏ” mê banh hơn vào lớpHọc kiểu nhà trường, tiền đạo dễ bị “me”Không thể sút những đường banh khó nhất Sút Paraboll, sút Hyperboll, sút nổ tung hình họcPythagore sống lại cũng hoảng hồnĐội đầu căng, đội đầu thẳng, đội đầu chìm, đội đầu khép gócSocrate có đội mồ cũng chẳng thể đội đầu hơn Ở đó em ơi không có hoàng hônTên họ Vava, Didi, Garinsa... có nghĩa là buổi sángCúp “Nữ Thần Vàng” trở thành của hồi mônCho kẻ cầu hôn ba lần chiến thắng Ở đó người ta quyên sinh sau mỗi lần bại trậnCác cô gái gọi Pele và nguyền rủa căm thùQuốc hội ngưng họp chuyển sang phần quốc tángCờ rũ treo ba ngày, toàn Nam Mỹ âm u Anh sẽ kể với em về trận thua UruguayBảy người chết vì đứt tung mạch máuHàng ngàn người phát điên, hàng triệu người mếu máoBệnh viện thiếu lương y vì bác sĩ cũng từ trần Quả bóng chính là tôn giáo của BrazilĐó cũng là đạo mà anh đang theo đuổiEm đừng ngạc nhiên trên chiếc giường đám cướiSẽ có quả banh da làm biên giới giữa hai người Chỉ trừ khi em biết đặt bóng vào môiBằng không chắc anh sẽ suốt đời ở góaCám ơn Pele với 1.100 trái pháDạy anh biết yêu em và phát triển tín đồ.
|
|
Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận