Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Tôi từ Thanh niên Xung phong về Tuổi Trẻ ngày 31-10-1977. Lê Văn Nghĩa là một trong vài người bạn đầu tiên trong nghề báo của tôi. Lúc ấy khối nội dung của tờ đang là tuần báo này chỉ chừng mười mấy người.
Tôi là phóng viên tập sự hưởng sinh hoạt phí mười mấy đồng và ăn ngủ luôn tại tòa soạn. Trong khi Nghĩa là dân hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh đấu tranh chống Mỹ, ở tù Chí Hòa và Côn Đảo về, được giao phụ trách trang cuối của tờ báo 8 trang lúc đó: trang Câu lạc bộ & Thể dục thể thao. Một người có số má trong khi tôi chỉ là tép riu.
Thoạt đầu tôi thấy ngược đời vì Nghĩa vừa ở tù về, ốm nhom ốm nhách thấy ghê, vậy mà ai nỡ giao chàng phụ trách trang thể dục thể thao của báo! Cùng làm trang với anh là anh Nguyễn Khắc Thuận còn kinh hơn, nhỏ con, cận thị và siêu ở dơ.
Hai ông không thấy ông nào chơi thể thao hết! Nếu cho toàn cơ quan chạy đua từ cổng tòa soạn tới hồ Con Rùa chừng 70 mét, bảo đảm hai ông này sẽ về bét, chỉ hơn đúng mỗi ông Tôn Thất Mạnh Tường (phụ trách trang... Quốc tế, bị bệnh polio liệt cả hai chân).
Chỉ có mười mấy người nên dù xuất thân và tâm trạng khác nhau thế nào, rồi cũng phải quen nhau và từ từ thân thiết. Nghĩa kín đáo, ít nói, chỉ thích im lặng làm việc, thật ra không phải người dễ gần.
Mà đó phần nào cũng là tính của tôi, nên dễ hiểu nhau. (Sau này, biết rõ hoàn cảnh riêng có nhiều bi kịch của anh, càng thấy thương hơn). Cuối năm 1978, ngày tôi đi bộ đội tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam, Nghĩa và Phạm Văn Nhứt là hai người bạn ở Tuổi Trẻ đến tận nhà tiễn tôi đi lúc 5h sáng, trời còn mờ tối. Rất tình cảm.
Trong thời gian tôi ở Campuchia thì Nghĩa có đi dài ngày ra biên giới phía Bắc để viết phóng sự về cuộc chiến chống quân xâm lược ở mấy tỉnh biên giới ngoài ấy.
Rồi tôi về lại Tuổi Trẻ, rồi Nghĩa đi học ở Hà Nội... Rồi anh về, một thời gian phải nghỉ ngơi điều trị bệnh phổi... Sức khỏe Nghĩa kém có lẽ do mấy năm ở tù khắc nghiệt. Anh chỉ còn phụ trách trang Câu lạc bộ, chuyên về các tiểu phẩm, tranh vui, câu đố giải trí, từ sau khi anh Chánh Trinh ở Tin Sáng về và phụ trách trang Thể dục thể thao.
Nghĩa làm việc âm thầm, bình lặng, không để ý đến ai mà cũng chẳng ưng ai để ý đến mình. Thành công chấn động của anh trong thời gian này là... cưa đổ và rinh về nhà cô Minh Hạnh (nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh), lúc đó là một trong hai họa sĩ trình bày của báo.
Bởi cô rất xinh đẹp, giỏi giang, là đích ngắm của nhiều chàng trong báo, không ai hiểu vì sao cái anh ốm nhách, hai con mắt liếc nhau lại tán được cô hồi nào! (Tôi biết vì sao, nhưng thôi, không nói).
Trên con đường tìm tòi lối đi cho mình, Nghĩa khá xông xáo. Anh viết kịch (từng được giải nhất thể loại này trong cuộc thi sáng tác đầu tiên của Thành đoàn 1981), viết tiểu phẩm cho mấy nghệ sĩ tấu hài, và cả... đóng phim.
Bộ phim đầu tiên và cuối cùng anh đóng là... Xác chết trên cao nguyên, anh rủ cả tòa soạn đi xem và không ai thấy anh ở đâu hết. Có người nói chắc anh đóng vai xác chết. Sau anh phải chỉ rõ mình xuất hiện ở khúc nào, thì ra chỉ được vài giây!
Phụ trách tòa soạn báo Tuổi Trẻ Cười lần lượt là anh Võ Văn Điểm, tôi rồi anh Nguyễn Minh Lộc (Năm Đồng), mỗi người chỉ được vài năm. Tới thời Nghĩa là phù hợp và ổn định nhất, mười mấy năm, cho tới lúc về hưu luôn.
Đây mới là thời kỳ làm báo làm văn cực thịnh của anh, dù vẫn... êm đềm, lặng lẽ. Từ người khai sinh đầu tiên là ông Nguyễn Văn Trấn, bút danh Hai Cù Nèo được cầm lâu nhất và bạn đọc nhớ nhất, là Lê Văn Nghĩa chứ ai vô đây!
Tôi từng chứng kiến vài nhà văn từ trên trời rơi xuống, thí dụ như Mạc Can. Với Lê Văn Nghĩa, người mà khoảng năm một nghìn chín trăm tám mươi mấy viết truyện ngắn đầu tiên có đưa tôi đọc đầu tiên luôn (truyện về một cô trực tổng đài điện thoại tối tối bị một anh khách hàng gọi tâm sự về khuya, sau hai người yêu nhau luôn, tôi quên mất tựa rồi, có đăng Tuổi Trẻ), thì không phải là một nhà văn như vậy.
Công việc và danh hiệu đến với anh rất chậm, là một cố gắng lâu dài, bền bỉ, chắc chắn phải từ một niềm say mê thật sự.
Những truyện ngắn đầu tiên của Nghĩa làm tôi nghĩ anh sẽ không là một nhà văn viết truyện nghiêm túc, mà thiên về một người viết truyện phiếm, phiếm luận nhiều hơn.
Và thực tế những tập truyện đầu tiên (Thằng láu cá, Hoa hậu phường Cây Mít, Điệp viên Không không thấy, Tào lao xịt bộp...) đã cho thấy bước đi đầu tiên vào làng văn của Nghĩa chính là từ con đường này. Nhưng rồi là những bất ngờ lần lượt đến...
Tất cả có lẽ là từ khi Nghĩa lâm trọng bệnh! Anh đã bị ung thư từ hơn chục năm nay, đã mổ xẻ cắt bỏ một phần thân thể.
Nhưng lúc nào bệnh thì bệnh, lúc nào tạm ổn thì Nghĩa lại làm việc, nhiều hơn lúc thường và nhiều hơn người bình thường. Về hưu rồi mà ngày nào cũng vào thư viện báo ngồi làm việc miệt mài trước chiếc máy tính.
Một loạt những cuốn truyện thiên nhiều về ký ức ra đời, được nhiều bạn đọc yêu thích, đã ra đời trong thời gian này (Mùa hè năm Petrus; Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy; Tụi lớp Nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ...).
Song song đó là những cuốn sách biên khảo về thành phố quê hương của Nghĩa (Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian; Sài Gòn dòng sông tuổi thơ; Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ; Văn học Sài Gòn 1954-1975 - Những chuyện bên lề)… Cả chục cuốn sách, trong một thời gian rất ngắn! Rõ ràng Nghĩa đang chạy đua với thời gian, quyết liệt!
Ngày trước, Nghĩa thường nói coi tôi là tấm gương về sức làm việc, khi nghe tôi nổ dù gì thì gì, kể cả khi say xỉn về, mỗi ngày vẫn phải viết đúng 3 trang A4 cho công việc văn chương của mình. (Bây giờ mỗi ngày 1 trang là hết hơi!). Mười năm nay, Nghĩa lại đã là tấm gương cho tôi noi theo, mà đua không thể nổi!
Rồi cái ngày Lê Văn Nghĩa chịu thua bệnh tật cũng đã tới, sau khi vừa quyết liệt chiến đấu với nó vừa ráng để lại cho đời thêm chục vết tích của mình.
Một cuộc chiến đấu âm thầm như cách sống của anh, không bao giờ than van với ai về những nỗi đau phải chịu từng ngày, kể cả với những bạn bè thân thiết. Bệnh nặng thì bệnh nặng, ngày nào khỏe chút thì chiều chiều vẫn bạn bè ngồi lại với nhau, lai rai một, hai chai bia, nói chuyện trên trời dưới đất.
Yên nghỉ Nghĩa ơi, rồi cũng gặp lại nhau hết thôi! Sẽ noi gương bạn tiếp tục làm việc đến cùng, như một cách để cảm ơn cuộc đời này...
(26-7-2021)
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận