Quá trình phát triển của ấu trùng mà và chu kỳ lây nhiệm bệnh - T.N thực hiện - Nguồn: Viện sốt rét ký sinh trùng |
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái gửi Viện Sốt rét - côn trùng và ký sinh trùng T.Ư, bệnh nhân sốt mò chủ yếu gặp ở dân tộc Mông và dân tộc Dao, tuổi từ 1-52, tập trung ở các huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải. Phụ nữ mắc nhiều hơn nam.
Đáng chú ý, nhiều bệnh nhân khi được đưa lên tuyến trên đã ở trong tình trạng nặng, suy gan, suy phổi cấp… do trước đó điều trị ở tuyến xã không thành công.
PGS.TS Nguyễn Văn Châu (Viện Sốt rét -côn trùng và ký sinh trùng T.Ư) cho biết lý do là vì cả người dân và cán bộ y tế xã ở địa phương đã “lãng quên” bệnh sốt mò sau nhiều năm không thấy xuất hiện, nên không có các biện pháp phòng chống và điều trị.
Bên cạnh đó, những loại thuốc kháng sinh dòng cũ đặc trị như Tetracylin, Doxycylin... không còn phổ biến ở tuyến xã, người dân rất khó tiếp cận.
Cũng theo ông Châu, bệnh sốt mò Scrrub typhus (hay sốt bụi rậm, sốt triền sông Nhật Bản, sốt Rickettsia) là bệnh truyền nhiễm do loài Rickettsia hay Orientia tsutsugamushi tồn tại ngoài thiên nhiên, được truyền ngẫu qua vết đốt của ấu trùng mò (Trombiculidae) vào người.
Vài ngày sau khi bị đốt, bệnh nhân có các biểu hiện: sốt, rét run, đau đầu, nổi hạch, xung huyết… nên rất dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt phát ban…
Thông thường được phát hiện sớm và điều trị đúng, bệnh nhân sẽ khỏi trong 3-5 ngày. Nếu để muộn sẽ dẫn đến tình trạng suy tạng, tổn thương mắt… thậm chí tử vong.
Do đó, ông Châu cho rằng cần có các biện pháp tuyên truyền kịp thời để người dân phòng tránh tác hại của bệnh sốt mò.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận