Cổ đông Yeah1 đặt rất nhiều câu hỏi cho lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đến sự cố YouTube vừa qua - ẢNH : Trấn Kiên
Thông tin liên quan đến sự cố YouTube vừa qua, phía Yeah1 cho rằng lượng nội dung mà hệ thống YouTube của Yeah1 đăng tải là khoảng 400 giờ. Khi phát triển nhanh quá thì hệ thống vận hành và quản lý sẽ xuất hiện nhiều vấn đề rủi ro tiềm ẩn.
"Do đó, phải xin ý kiến của Đại hội đồng cổ đông để bổ sung ngân sách cho HĐQT để có những bộ phận quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ, kiểm soát rủi ro (ngân sách tăng từ 1,5% lên 3% là vì lý do như vậy) để đáp ứng nhu cầu kiểm soát", thông cáo ghi rõ.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - chủ Tịch HĐQT Tập Đoàn Yeah1 - cho biết: "Hiện tại Yeah1 đưa ra một quyết định mua cổ phiếu quỹ. Trong thời gian qua, đã có nhiều ý kiến của cổ đông đề nghị mua lại cổ phiếu quỹ trong trường hợp cổ phiếu của Yeah1 đang đi xuống. Nên phải cân đối nguồn lực là sử dụng lợi nhuận và một phần thặng dư của đợt phát hành vừa rồi. Việc chia cổ tức sẽ thuộc khoản này. Nếu sau này có những đối tác hay nhà đầu tư chiến lược thì cổ phiếu quỹ cũng là một phần để bán lại cho các nhà đầu tư chiến lược".
Trả lời cho câu hỏi liên quan đến kết quả kinh doanh quý 1-2019 sụt giảm, đại diện Yeah1 thừa nhận : "Để giải quyết bài toán này là câu chuyện của ít nhất 6 tháng. Kế hoạch tăng trưởng của năm nay sẽ chậm lại để chắc chắn".
Về việc bán công ty Scalelab cho đối tác Mỹ, ông Tống cho biết đối tác "đã chi trả 12 triệu USD trong tổng số 20 triệu USD" và do ScaleLab cũng bị chấm dứt MCN (hoạt động mạng đa kênh), nên HĐQT phải đảm bảo an toàn vốn và buộc phải bán lại. Hiện tại, ScaleLab đã nhận lại giấy phép MCN.
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu YEG đang giao dịch ở vùng giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu, suy giảm 2/3 thị giá so với giai đoạn niêm yết trên sàn HoSE.
Theo báo cáo thường niên năm 2018 mới công bố của Tập đoàn Yeah1, doanh thu năm 2018 từ YouTube AdSense – bên thứ ba đạt 269,22 tỉ đồng, chỉ đứng thứ hai sau Google AdSense (337,69 tỉ đồng).
Tuy nhiên, lợi nhuận từ YouTube AdSense - bên thứ ba lại xếp thấp nhất trong các mảng chính yếu, đạt giá trị 6,16 tỉ đồng, giảm gần 83% so với năm 2017. Giá trị này đã bao gồm trích lập dự phòng cho khoản đầu tư tại SPRINGme (11,3 tỉ đồng) và chi phí thẩm định đầu tư cho ScaleLab (6,9 tỉ đồng).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận