TTCT - Toàn TP.HCM hiện có tới 56,8% trường học trên địa bàn không có cán bộ chuyên trách về y tế. Nhiều quận huyện như Q.7, Q.12, Thủ Đức tỉ lệ các trường có cán bộ y tế trên dưới 30%, đặc biệt huyện Nhà Bè có đến 96,3% trường học không có cán bộ y tế. Nguyên nhân do đâu? Được đánh giá là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, cũng như các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu cho các em khi có tai nạn đột xuất xảy ra. Nhưng không hiểu sao cho đến nay lĩnh vực y tế học đường lại đang bị bỏ ngỏ một cách hết sức khó hiểu? Theo báo cáo mới đây của Sở GD-ĐT, hơn 70% số người làm công tác này là kiêm nhiệm - tức vừa làm một lúc hai, ba việc nên hiệu quả công việc không cao. Nguyên nhân thứ hai chính là do kinh phí dành cho công tác duy trì y tế học đường trên còn quá ít, chế độ đãi ngộ chưa cao, cơ sở vật chất quá nghèo nàn, thiếu thốn, người làm công tác chuyên trách y tế học đường cũng không có được chính sách đãi ngộ như một nhân viên biên chế của ngành (ngành giáo dục chưa có chính sách biên chế cho cán bộ y tế học đường) nên người làm công tác trên cũng chưa thật sự gắn bó với công việc. Hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, số cán bộ chuyên trách y tế tại các trường chủ yếu là do các trường tự hợp đồng với các trung tâm y tế, bệnh viện, với nguồn kinh phí hằng tháng do nhà trường tự chi trả (thường từ quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bán trú, quỹ hội phụ huynh...), do đó mức lương của cán bộ chuyên trách y tế không cao. Những lý do trên dẫn đến tình trạng lực lượng cán bộ chuyên trách y tế học đường luôn ở mức rất thấp. Vì thế, việc thực hiện khám sức khỏe đầu năm cho học sinh cũng rất khó khăn. Tôi nghĩ Sở Y tế phải tính toán làm sao để có những lớp đào tạo cán bộ y tế học đường một cách thường xuyên mới mong giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực và chất lượng chuyên môn yếu như hiện nay của cán bộ y tế trường học. Hiện nay có không ít trường bán trú, do đó việc cần một cán bộ y tế học đường giỏi nghiệp vụ, có trình độ là hết sức quan trọng. Bởi ngoài nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh khi có sự cố hoặc tai nạn xảy ra, họ còn chịu trách nhiệm về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và nhiều vấn đề khác. Theo báo cáo từ ban chỉ đạo y tế học đường Sở GD-ĐT TP.HCM, thời gian qua nhờ hoạt động y tế học đường, TP.HCM phát hiện hơn 50% học sinh khối trung học một số quận bị mắc tật khúc xạ. Tỉ lệ học sinh tiểu học có các bệnh về răng miệng chiếm hơn 50%, học sinh bị cong vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách hoặc không ngồi đúng tư thế cũng được sớm phát hiện và điều trị... Chính từ sự quan trọng của công tác y tế học đường trong khâu phát hiện và chăm sóc ban đầu, chúng tôi thiết nghĩ các ban ngành sở tại, đặc biệt là Sở GD-ĐT và Sở Y tế TP.HCM, cần sớm có kế hoạch để triển khai thật tốt mô hình y tế học đường.
Tổng Bí thư: Cần lập 'quỹ nhà ở quốc gia' để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn THÀNH CHUNG 24/02/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đưa môi trường đầu tư kinh doanh phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.
Toàn bộ hội đồng quản trị Rạng Đông xin nghỉ, cả em trai và cháu bà Hồ Kim Thoa BÌNH KHÁNH 24/02/2025 Ông Hồ Đức Lam - chủ tịch HĐQT Rạng Đông Holding - cùng con trai Hồ Đức Dũng và ba thành viên còn lại trong hội đồng quản trị đều vừa nộp đơn từ nhiệm.
Cơm, phở sân bay giá trên trời, lẽ nào đi máy bay phải đem theo cơm nắm, thịt rim? HỒNG PHÚC 24/02/2025 Kết quả doanh thu tăng cao và biên lợi nhuận đáng mơ ước của các công ty khai thác dịch vụ ở sân bay khiến nhiều bạn đọc không ngần ngại chỉ ra sự vô lý của giá cả đang được bán ở sân bay trong nước.
Tranh cãi kịch liệt về cách xưng hô khi gặp bác sĩ THANH NGUYỄN 24/02/2025 Lời chia sẻ về cách xưng hô với bác sĩ của một cô gái khi đi khám bệnh đang nhận tranh cãi kịch liệt, người đồng tình nhưng cũng có người phản đối.