Xuất khẩu lao động có được tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam?

Tôi đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thì đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, vậy tôi có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không?

Tôi đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, trước đó tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Vậy tôi ra nước ngoài làm việc có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu được thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Bạn đọc Nguyễn Minh Thiện, tỉnh Bình Định hỏi:

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời về quy định đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Trả lời: Theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm: "Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;...".

bảo hiểm xã hội  - Ảnh 1.

Luật gia Phạm Văn Chung

Mặt khác, tại khoản 1 điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như sau:

Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;".

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo điểm b khoản 2 điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, như sau:

- Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

Như vậy, khi anh đi làm việc ở nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động, anh vẫn được tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, thậm chí nếu chưa nộp thì anh được truy nộp sau khi về nước.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi anh làm việc ở nước ngoài vẫn được cộng dồn vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chế độ của bảo hiểm xã hội như người lao động ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Xuất khẩu lao động có được tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên