Ở buổi liên hoan, nhiều anh chị đang công tác tại đây hớn hở bàn về một tương lai hoành tráng, khi mà các thủ tục về việc đập bỏ nhà thi đấu cũ để xây một trung tâm thể thao mới đã hoàn tất. Chỉ có điều do hoàn cảnh kinh tế đang khó khăn, nên nhà đầu tư cũng chưa thật sự quyết liệt. Nếu không, có lẽ giờ này đã khởi công. Nhiều người mơ về cái ngày khu đất vàng bốn mặt tiền này sẽ mọc lên những công trình tráng lệ vừa phục vụ thể thao vừa thương mại.
Nhưng, không phải ai cũng vui. Có mặt ở buổi liên hoan, ông Phạm Văn Kiết - nguyên giám đốc Sở TDTT TPHCM, người chủ nhiệm đầu tiên của CLB Phan Đình Phùng buồn buồn kể:"Năm 1981, TPHCM lên danh sách 25 công trình trọng điểm. Nhưng do kinh tế ngày ấy khó khăn, lãnh đạo TPHCM ưu tiên cho hai công trình, đó là Hội trường Thành ủy và Nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Nhưng rồi cũng không đủ tiền để làm cả hai, và Bí thư Thành ủy lúc ấy-chú Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) đã quyết định ưu tiên cho Phan Đình Phùng. Cả đời tôi không bao giờ quên được câu nói của chú Sáu, đó là họp chỗ nào cũng được, nhưng thành phố chưa có một sân thể thao nào cho đàng hoàng, nên ưu tiên cho việc xây nhà thi đấu Phan Đình Phùng. Lễ khánh thành sân này tổ chức vào dịp kỉ niệm 10 năm thống nhất đất nước, nhưng thực tế là sử dụng chính thức vào năm 1984. Mới đó đã tròn 30 năm rồi...".
Trong trái tim của những người cán bộ già như ông Lê Bửu, ông Phạm Văn Kiết, họ chẳng hề muốn đập bỏ sân Phan Đình Phùng một tí nào, vì đó là lịch sử, là tấm lòng của những người lãnh đạo đã khuất.
Mâu thuẫn giữa già và trẻ, xưa và nay tồn tại muôn đời...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận