TTO giới thiệu một số ý kiến bạn đọc đưa ra giải pháp xử lý "đi bão". Và mong bạn đọc tiếp tục có ý kiến.
Phóng to |
Hơn 100 xe vi phạm bị giữ tại UBND Q.Bình Thạnh chờ chuyển về kho trong vụ xử lý "đi bão" đêm 24 rạng sáng 25-9-2011 - Ảnh: Gia Minh |
Theo bạn, thanh thiếu niên tụ tập đua xe gây rối vì:
Thiếu sự quản lý chăm sóc của gia đìnhCác biện pháp chế tài của luật pháp chưa đủ mạnhDo tâm lý hiếu động, ưa mạo hiểm, muốn chứng tỏ mìnhThiếu nhiều sân chơi an toàn về cảm giác mạnhÝ kiến khác
|
Tôi đề xuất một số ý kiến sau:
1. Về việc giảm tải nạn kẹt xe:
- Có nên xem xét lại việc cho nhập cư những người từ nơi khác đến? Mật độ dân số của người dân sống trong khu vực Tp.HCM ngày càng tăng cao do lượng người dân lao động từ các tỉnh thành khác đổ về với mong muốn tìm nơi sinh sống đổi đời. Nhưng cứ như thế thì lượng mô tô, xe máy đăng ký mới cứ tiếp tục tăng chóng mặt. Nên chăng xem xét việc bố trí tạm cư cho họ ở một số quận huyện mới đang phát triển. Riêng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tp.HCM phải có trách nhiệm hỗ trợ xe đưa đón khi thu nhận các nhân sự từ các nơi khác đến.
- Đối với ô tô nên tăng phí đỗ xe và hình thành các bãi đỗ xe theo quy định. Ngoài ra nên thiết lập trạm thu phí ô tô các cửa ngõ vào thành phố. Khoản thu phí này dùng cho việc nâng cấp đường phố, cải tạo cơ sở hạ tầng khu vực Tp.HCM. Làm sao phải nhanh chóng trả lại cho đường phố sự thông thoáng không còn cảnh những cây cột điện ôm những chùm dây nặng nề và những chiếc ô tô đậu tràn lan trên đường... - Riêng việc bán hàng rong, tôi thấy chúng ta cấm xe ba gác, xe thô sơ nhưng hình như quên mất những gánh hàng rong và những chiếc xe đạp ngày ngày chạy rong ruổi và đậu dài trên những con đường trọng điểm trong thành phố. Đuổi chỗ này, lại chạy chỗ khác, người đi đường cứ thế tấp vào mua vô tư lựa chọn gây càng trở giao thông và vô tư xả rác. Sao không quy hoạch cho họ vào đậu xe, đặt gánh buôn bán ở các khu vực chợ và phải có thu phí, thậm chí thu phí cao hơn những người thuê sạp để đảm bảo sự công bằng cho trong kinh doanh?
2. Về việc xử lý nạn đua xe:
- Việc tiêu hủy xe đua rất lãng phí, nhưng nếu đem ra bán đấu giá thì ai dám mua? Ai dám chạy xe đua? Nếu nói để lại phục vụ cho các cán bộ cơ quan nhà nước thì càng tệ hại hơn, chẳng lẽ những cán bộ mẫu mực của nhân dân lại đi công tác bằng những phương tiện này?
- Nhà nước cần xử phạt nặng bằng tiện bằng trị giá chiếc xe để răn đe. Ngoài ra để tránh trường hợp các đối tượng bỏ xe cấn có quy định trong vòng 30 ngày nếu không đóng phạt nhận xe về sẽ tăng phạt gấp đôi và xử lý theo pháp luật đối tượng không chấp hành. Tuy nhiên xe phải được chuyển qua các trạm sửa chửa của các hãng xe hoặc các gara cho nhà nước chỉ định để trả về tình trạng nguyên thủy của chiếc xe vốn có mới được cấp lưu hành trở lại.
Đó là nhiều vấn đề có thể thực hiện nhưng chủ yếu phải xác định thời gian và tiến độ thực hiện, nếu không mọi chuyện ngày càng phức tạp hơn.
Việc tiêu hủy xe đua trái phép là quá lãng phí. Nên tịch thu và bán lại cho người dân. Đối tượng đua xe nên bị truy tố và đưa đi cải tạo về nhân cách. quy định thời hạn tối thiểu cải tạo, tù giam cho đối tượng bi bắt giữ là 12 tháng trở lên. Nếu tái phạm thì cho đi cải tạo hoặc tù giam trên 24 tháng. Với cách làm này dù có là thiếu gia hay đại gia cũng phải e dè. Đồng thời nên mở các địa điểm cho người đam mê tốc độ như trường đua xe tự do... Mọi vấn đề đều có nguyên nhân là do nhu cầu. Do đó nên tạo môi trường vui chơi cho họ. Việt Nam thực sự có quá ít địa điểm dành cho người đam mê tốc độ. Nhà nước không đủ chi phí tạo sân chơi cho người đam mê tốc độ thì hãy khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân có vốn đầu tư....
Tội đua xe là do người điều khiển phạm tội vì vậy đề nghị pháp luật, chính quyền có biện pháp xử lý thật nặng bằng cách bắt đi cải tạo lao động thời gian dài không cho phép nộp phạt hay bảo lãnh thì bọn tội phạm đua xe mới không dám tái phạm. Đa số tội phạm đua xe là con nhà khá giả nên thừa tiền bảo lãnh và nộp phạt nhưng rất sợ bị giam giữ và bắt lao động. Mong rằng chính quyền và cơ quan pháp luật xem xét quyết định.
Đua xe là do người sử dụng, chiếc xe chỉ là công cụ. Tôi ủng hộ ngoài việc xử phạt người tổ chức, người tham gia, người cổ vũ đua xe thật nặng để không còn dám tái phạm đồng thời răng đe những kẻ khác và tịch thu các phương tham gia đua xe bắt được là điều cần thiết. Nhưng cái xe tự nó không đua được mà nó là tài sản, là sản phẩm của công nghệ và khoa học, tiêu hủy là lãng phí, mà nên xem xét làm thế nào đưa nó trở thành công cụ hữu ích cho xã hội mới là điều nên làm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận