21/12/2022 08:23 GMT+7

Xử lý vấn nạn vứt rác bừa bãi: Phạt nghiêm thay đầu tư gia tăng cho dịch vụ môi trường?

BÙI HIỂN
BÙI HIỂN

TP.HCM cần tăng cường lực lượng chính quyền xã, phường, cơ sở, đẩy mạnh tuần tra, xử phạt người vi phạm môi trường, thay vì đầu tư cho lực lượng vệ sinh môi trường quét dọn, vớt rác như hiện nay.

Xử lý vấn nạn vứt rác bừa bãi: Phạt nghiêm thay đầu tư gia tăng cho dịch vụ môi trường? - Ảnh 1.

Người dân mang rác cồng kềnh lên phường 10, quận Phú Nhuận để quận đi xử lý. Đối với giấy, chai lọ, pin có thể mang đổi lấy quà tặng - Ảnh: LÊ PHAN

Công an phường, phường đội, bảo vệ tổ dân phố cùng ban điều hành khu phố, tổ dân phố là lực lượng chính trong công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính người vi phạm vệ sinh môi trường trên địa bàn. 

Cơ quan báo đài sẽ là "tai mắt" của chính quyền, là "cầu nối" chính quyền với người dân trong công tác phát hiện phản ánh về việc người dân có hành vi gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

Đối với các hàng quán dịch vụ ăn uống ven kênh, cần buộc các chủ kinh doanh viết cam kết có chỗ đậu xe, đổ rác đúng nơi quy định và có nhà vệ sinh, nếu vi phạm bị phạt nặng và thu hồi giấy phép kinh doanh. 

Thực tế cho thấy khi chính quyền phường sở tại có các biện pháp ngăn chặn, xử lý rác trên cầu Kiệu và gầm cầu Công Lý, việc đổ rác, xà bần đã được ngăn chặn hiệu quả.

Tại công viên nhỏ trước cổng Trường Sơn Ca 17, quận Phú Nhuận cũng từng bị lấn chiếm làm nơi đậu xe và nhiều rác thải. 

Từ ngày chính quyền phường 17 đầu tư nguồn lực cải tạo công viên và hằng ngày có người của cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, bộ mặt của công viên đã sạch đẹp hơn, người già và trẻ em trong khu vực có nơi để tập thể dục và vui chơi.

Chính quyền phường 17, quận Phú Nhuận còn vận động các nhà hảo tâm đóng góp tài chính xây mới, làm "đẹp" tường ngăn. 

Ngoài ra phường còn vận động người dân lắp đặt camera giám sát đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ tổ dân phố canh gác ngày đêm nhằm ngăn chặn đổ rác nơi đầu đường Cao Thắng. Chỉ sau thời gian chính quyền phường tập trung xử lý, tình trạng rác thải đầu đường Cao Thắng không còn nữa.

Với mật độ dân số đông, địa bàn rộng lớn như TP.HCM, việc quản lý đòi hỏi phải nhất quán, đề ra các quy định, luật, mức chế tài đảm bảo phải chấp hành. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần mạnh tay dẹp nạn xả rác nhất là các vị trí ven kênh rạch. 

Để đạt được hiệu quả nhanh chóng, tôi nghĩ nên tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát, xử phạt người xả rác nơi công cộng thay vì chỉ tuyên truyền vận động bằng khẩu hiệu cũng như đầu tư mua sắm phương tiện, trả lương công nhân vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Như vậy sẽ hiệu quả hơn.

Xem phóng sự ảnh "Sao nhiều người nỡ "ám hại" kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vậy?", trên Tuổi Trẻ Online ngày 18-12, tôi đề xuất cơ quan chức năng nên tăng cường kiểm tra, xử phạt nạn xả rác hơn là đi khắc phục bằng cách vớt rác.

Mời tham gia diễn đàn "Kênh rạch Sài Gòn xưa - nay và ngày mai"

Vấn đề bảo vệ môi trường kênh rạch hiện là một thử thách đối với chính quyền và người dân TP.HCM - nơi tập trung sinh sống, làm ăn của hơn 10 triệu dân. Vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ 300 năm qua đã gắn liền với sông Sài Gòn và những dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé...

Đó là huyết mạch giao thông, giao thương, tiêu thoát nước, xử lý môi trường và cũng là nét văn hóa của TP đông dân nhất nước.

Dù chính quyền có đề ra nhiều chính sách và luật lệ môi trường nhưng ý thức sinh hoạt cộng đồng trong mỗi cư dân sẽ là yếu tố quyết định để bảo vệ cho những dòng kênh mãi xanh.

Từ ngày 2-12, Tuổi Trẻ chính thức phát động diễn đàn "Kênh rạch Sài Gòn xưa - nay và ngày mai" để trân trọng tiếp nhận góp ý của quý bạn đọc. Nội dung viết về những ký ức, văn hóa kênh rạch xưa và nỗi buồn ô nhiễm của hôm nay, đồng thời hiến kế xây dựng cho ngày mai.

Bài viết xin gửi về email [email protected]. Tác giả vui lòng ghi tên, số điện thoại và tài khoản nhằm giúp báo Tuổi Trẻ thuận lợi chi trả nhuận bút.

Cải thiện môi trường các dòng kênh: Bắt đầu từ sạch rác thải nhựa Cải thiện môi trường các dòng kênh: Bắt đầu từ sạch rác thải nhựa

Có dịp dạo quanh các dòng kênh ô nhiễm, chúng ta sẽ nhìn thấy lượng rác thải nhựa nhiều nhất là bao ni lông, thùng xốp, hộp sữa, chai nước, túi giấy, vỏ hộp cơm... gây tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước.

BÙI HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên