Còn bạn đọc muốn xử lý vấn nạn này như thế nào?
Phóng to |
Theo bạn, thanh thiếu niên tụ tập đua xe gây rối vì:
Thiếu sự quản lý chăm sóc của gia đìnhCác biện pháp chế tài của luật pháp chưa đủ mạnhDo tâm lý hiếu động, ưa mạo hiểm, muốn chứng tỏ mìnhThiếu nhiều sân chơi an toàn về cảm giác mạnhÝ kiến khác
|
Trước bức xúc của cử tri về nạn đua xe trái phép đang gia tăng ở TP, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải đã phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri hôm 3-10 ở quận 10: “TP sẽ tiếp tục kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền cho phép TP.HCM được xử phạt mức phạt cao hơn trong cả nước đối với người vi phạm luật giao thông, trong đó có đua xe trái phép”.
Tiếp đó, tại hội nghị tổng kết tám năm thực hiện chỉ thị 22 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngày 5-10, Thành ủy TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm bổ sung các hình thức xử phạt theo hướng tăng nặng đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm tăng tính răn đe.
Riêng hành vi đua xe trái phép, TP.HCM kiến nghị nên xem việc gây ách tắc, cản trở giao thông hoặc gây mất trật tự công cộng là căn cứ để khởi tố hình sự, thay vì phải đợi đến lúc gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác như quy định hiện hành.
Ngoài ra, TP kiến nghị tăng gấp đôi mức phạt tiền, tước giấy phép lái xe không thời hạn và tịch thu phương tiện đối với các trường hợp đua xe trái phép. Tại hội nghị, trung tướng Phạm Quý Ngọ - thứ trưởng Bộ Công an - cho biết Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đang xây dựng quy định chế tài, xử lý đối với hành vi đua xe trái phép. Theo đó, sẽ tịch thu phương tiện, thanh lý sung công quỹ phục vụ công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Trong khi đó, cùng ngày 5-10 khi trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết bộ ủng hộ đề xuất của lãnh đạo TP.HCM về tăng mức xử phạt đối với người tham gia đua xe trái phép, bởi đua xe là gây tai nạn, gây chết người. Khi họp Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông đã đề nghị mức cao hơn, người tham gia đua sẽ bị thu và hủy luôn phương tiện. “Tôi đã đề nghị song chưa được chấp thuận” - ông Thăng bày tỏ
Một ngày sau, hôm 6-10 tại cuộc gặp mặt báo chí nhằm thông báo tình hình an ninh trật tự của thủ đô, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh - giám đốc Công an Hà Nội - nhấn mạnh việc cần đưa tất cả trường hợp đua xe ra truy tố trước pháp luật.
Tuy nhiên, ông Nhanh không đồng ý quan điểm của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là tịch thu và tiêu hủy toàn bộ phương tiện đua xe vì như vậy quá lãng phí tài sản. Ông Nhanh ủng hộ quan điểm tịch thu 100% các phương tiện đua xe và đem bán đấu giá đưa vào các quỹ từ thiện, quỹ xã hội...
Sau khi Tuổi Trẻ đưa thông tin về ý kiến của ông Nhanh, đã có 116 phản hồi bạn đọc thảo luận chủ đề tiêu hủy hay sung công xe đua và các giải pháp để chống đua xe.
Ông Ngô Văn Minh (ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội): Chế tài nặng hơn nhưng không nên tiêu hủy Tôi đồng tình là với lỗi đua xe trái phép phải xử nặng tay như tịch thu tang vật, đấu giá sung công quỹ chứ không nên tiêu hủy tang vật vì gây lãng phí tài sản xã hội. Dự án Luật xử lý vi phạm hành chính sắp trình Quốc hội đã “gom” 17 lĩnh vực từ trước đến nay quy định trong các pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính và các nghị định của Chính phủ. Trong dự luật này có nhiều biện pháp, chế tài xử lý vi phạm hành chính có tính răn đe cao hơn, áp dụng với nhiều hành vi vi phạm chứ không riêng gì đua xe. Ví dụ mức phạt tiền hiện hành tối đa là 500 triệu đồng thì dự luật quy định tối đa 2 tỉ đồng. Hơn nữa, một số hành vi vi phạm sẽ bị xử lý tổng hợp bằng chế tài kinh tế và các chế tài kèm theo khác. Hạn chế lớn nhất từ trước đến nay ở ta là việc cứ phạt cho tồn tại. Ví dụ, với lỗi không đội mũ bảo hiểm thì cứ phạt xong là cho đi thì người tham gia giao thông lúc đó vẫn không đội mũ. Bây giờ phải quy định giữ phương tiện và người vi phạm lại cho đến khi người có mũ bảo hiểm, đảm bảo an toàn mới cho đi. Xây nhà trái phép cũng vậy, người ta xây lố mấy tầng mà phạt xong rồi mấy tầng lố ấy vẫn tồn tại thì pháp luật không nghiêm. Vì vậy, chế tài đối với đua xe cũng như một số hành vi vi phạm pháp luật về giao thông ngoài phạt tiền, phải áp dụng các biện pháp khác như đưa về giáo dục tại cộng đồng, đưa ra kiểm điểm nơi cư trú, buộc đi học các lớp về an toàn giao thông, giữ xe vi phạm một thời gian, tịch thu xe đấu giá sung công quỹ... Nếu tái phạm thì xử lý nặng hơn như vừa tịch thu xe vừa phạt tiền, thu bằng lái, buộc đi học lớp về an toàn giao thông... Theo tôi, chế tài xử lý mạnh cùng với các biện pháp hữu hiệu khác được thực hiện đồng bộ mới chấn chỉnh được tình hình giao thông lộn xộn ở các TP lớn hiện nay. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận