TTCT - Chưa bao giờ Thái Bình Dương lại bất ổn như hiện nay, từ Nam chí Bắc, khi mà những thế lực mới đang trỗi dậy, thế lực cũ tất nhiên không chịu buông bỏ. Thực tế khắp đại dương lớn nhất hành tinh và Đối thoại Shangri-La (SLD) 2023 phản ánh điều này. Trong tình hình đó, đã xuất hiện những phối trí mới giữa các láng giềng có mối lo chung.Thông điệp của tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, thượng tướng Lý Thượng Phúc, ở SLD hôm chủ nhật 4-6 vừa qua có vẻ phản ánh đúng thực tế: Thế giới đang rất rối ren, kinh tế toàn cầu khôi phục chậm chạp, tâm lý chiến tranh lạnh trỗi dậy, xung đột khu vực gia tăng và các mối đe dọa an ninh nối tiếp nhau nổi lên. Tất nhiên, sau đó là lời ca ngợi của ông Lý về đề xuất Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI), của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc chỉ gặp thoáng qua ở SLD 2023. Ảnh: CNAChân lý của tòa nhà Bát NhấtÔng Lý giải thích: "GSI đóng góp trí tuệ của Trung Quốc để giải quyết các thách thức an ninh toàn cầu". "Trí tuệ của Trung Quốc", theo ông, là của "một nước lớn với hơn 1,4 tỉ dân, đóng góp trong thập kỷ qua vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu bình quân 38,6%", riêng với ASEAN, năm ngoái đã trao đổi thương mại tới 6.520 tỉ nhân dân tệ, hay 923 tỉ USD.Mấy năm nay không còn nghe cụm từ "vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới" vốn rất thịnh hành dưới thời cựu tổng thống Barack Obama và trước đó; đặc biệt mất tăm dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, không biết do ai xúi "Nước Mỹ trước hết" (America First), mà tự cô lập. Đến nỗi Angela Dewan của CNN hôm 1-11-2020 phải than thở: "Vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ gần như đã chết dưới thời Trump". Kế đó, đài Đức DW 8-11-2020 thận trọng đặt câu hỏi: "Biden có thể khôi phục vai trò lãnh đạo và sự hợp tác của Mỹ trên toàn cầu không?", sau khi có tin về kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.Bởi thế, tổng thống đắc cử Joe Biden, bốn tuần sau khi nhậm chức, đã khua chiêng gióng trống "nước Mỹ trở lại" trong diễn văn truyền hình trước hội nghị an ninh Munich 19-2-2021. Muốn hay không, bốn năm tự thoái lui của trào ông Trump cộng với hai năm đại dịch Covid-19 đã tạo điều kiện cho Trung Quốc tăng tốc vọt lên. Và giờ đây là lúc của GSI và ông Tập.Trên cơ sở đó, tân chủ nhân tòa nhà Bát Nhất (trụ sở Bộ Quốc phòng Trung Quốc) đặt câu hỏi: "Ai đang phá vỡ hòa bình khu vực? Nguyên nhân gốc rễ là gì?" và nhấn mạnh để có thể đưa ra những "lựa chọn sáng suốt mà đứng về phía đúng của lịch sử".Ông Lý phân định đúng - sai bằng những lời ám chỉ: "Một số cường quốc tiếp tục thúc đẩy cái gọi là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương"; và cáo buộc: "Một số quốc gia bên ngoài khu vực thực hiện việc bá chủ hàng hải của họ nhân danh tự do hàng hải. Họ muốn đục nước béo cò".Ông đặc biệt nhắc đến một chuyển động mới của một số nước châu Á - Thái Bình Dương, mà ông cũng không nêu tên: "Chủ đích thực sự của việc thúc đẩy các liên minh quân sự kiểu NATO ở châu Á - Thái Bình Dương là giữ làm con tin các quốc gia trong khu vực, gây ra xung đột và đối đầu, mà rồi những nỗ lực sẽ chỉ khiến khu vực trở thành vòng xoáy chia rẽ, tranh chấp và xung đột".Rõ ràng Trung Quốc không hài lòng trước việc một số nước láng giềng nay tìm cách tự liên kết với nhau, như có thể thấy qua việc các bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada và Hàn Quốc Lee Jong Sup gặp nhau ở SLD để đặt ưu tiên cho việc đối phó với mối đe dọa từ các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.Ảnh: The Korea HeraldThực tế Fiji và PalauTrước đó, thứ bảy 3-6, một khách mời đến từ Fiji, một nước gồm hơn 330 hòn đảo diện tích tổng cộng 18.274km2, đã đến phát biểu tại SLD. Đó là ông Pio Tikoduadua, bộ trưởng Nội vụ và nhập cư, chớ không phải bộ trưởng Quân lực Fiji, vốn lãnh đạo 3.500 quân nhân hiện dịch và 6.000 quân nhân trừ bị, một quân đội tuy nhỏ song cũng từng bốn lần kinh qua đảo chánh.Ông bộ trưởng của đảo quốc dân số không đầy 1 triệu người bày tỏ mối băn khoăn "cốt lõi" bằng câu hỏi hết sức thẳng thắn: "Nói đến trật tự an ninh hàng hải đang diễn biến ở châu Á - Thái Bình Dương. Đầu tiên, tôi muốn hỏi, an ninh hàng hải cho ai?". Theo Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ ngày 6-6, một tàu chiến Trung Quốc đã "tạt đầu" một tàu khu trục Mỹ và một khinh hạm của hải quân Canada trên eo biển Đài Loan. Tàu Trung Quốc được xác định là một khu trục hạm mang tên lửa hành trình, chạy cách mũi tàu Mỹ USS Chung-Hoon chỉ hơn 100m, buộc tàu Mỹ phải giảm tốc đột ngột để "tránh va chạm". Phía Mỹ nói động thái này là "không an toàn" và người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby nói trong một cuộc họp báo ngày 6-6 ở Nhà Trắng rằng đang có dấu hiệu cho thấy "mức độ hung hăng ngày càng tăng" của quân đội Trung Quốc.Sự cố trên xảy ra ngay sau khi một máy bay phản lực chiến đấu của Trung Quốc ngày 26-5 bay ngay trước mũi một máy bay Mỹ trên Biển Đông. "Chẳng mấy chốc rồi sẽ có người bị thương", ông Kirby cảnh báo. "Đó là mối lo với những hoạt động ngăn chặn thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp này, có thể dẫn tới hiểu lầm và tính toán sai". Trung Quốc trong khi đó nói Mỹ mới là bên khiêu khích ở khu vực này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói hành động của Trung Quốc là "hoàn toàn chính đáng, hợp pháp và chuyên nghiệp", đồng thời khẳng định nước này vẫn tôn trọng tự do hàng hải và hàng không.Tàu Trung Quốc tạt đầu tàu USS Chung Hoon của Mỹ. Ảnh: LA TimesTheo UNCLOS, mà Trung Quốc đã phê chuẩn còn Mỹ tuân thủ dù chưa phê chuẩn, tàu bè quốc tế có thể tự do đi qua eo biển Đài Loan, miễn là cách các bờ biển tối thiểu 24 hải lý. Collin Koh, nhà phân tích an ninh khu vực ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, nói công ước của Liên Hiệp Quốc không quy định cụ thể hạn chế với các hoạt động quân sự ở những vùng biển đó, và tình trạng mơ hồ này "có ý nghĩa quyết định" trong xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. "Trung Quốc muốn diễn giải theo nghĩa hẹp với các quyền của nước ven biển, trong khi Mỹ muốn diễn giải theo nghĩa rộng, gắn với các lợi ích toàn cầu lớn hơn", ông Koh nói với báo Time. Dẫu vậy, ông không tin là sẽ nổ ra xung đột quy mô lớn. "Tôi không nghĩ cả Mỹ và Trung Quốc nhắm mắt làm bừa - ông nói - Cả hai bên đều lớn tiếng, nhưng có vẻ họ sẽ dừng lại ở đó thôi".Ngoài ra, cũng phải nói rằng tàu Trung Quốc đã nhiều lần đi vào các vùng biển tương tự, không chỉ trong khu vực. Năm 2015, tàu hải quân của họ từng vào vùng biển Alaska, nhưng Mỹ hầu như không phản ứng, do Trung Quốc có quyền "đi lại vô hại". Tương tự là việc tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Nhật Bản tháng 12-2022. Ở Singapore, người phát ngôn lực lượng tuần duyên Philippines Jay Tarriela đã hỏi thẳng phía Trung Quốc: "Trong khi Trung Quốc nói về đối thoại, hành động của Trung Quốc lại cho thấy đối đầu. Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa lời nói và hành động của Trung Quốc?". Ông Lý Thượng Phúc đã không trả lời.H.MINH Câu trả lời của ông chắc chắn không chỉ dành cho dân chúng Fiji, đất nước mà đánh cá là kế sinh nhai tự nhiên: "Đương nhiên, là một người dân Fiji, tôi quan tâm nhất đến ngôi nhà của chúng tôi, Thái Bình Dương Xanh [Tổ chức thành lập năm 2017, quy tụ các nước và lãnh thổ Úc, Quần đảo Cook, Liên bang Micronesia, Polynesia thuộc Pháp, Kiribati, Quần đảo Marshall, Nauru, New Caledonia, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu, Vanuatu, Palau, Fiji, New Zealand, và Niue]..." "Bảo vệ, đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân của chúng tôi là điều tối quan trọng. An ninh lương thực và kinh tế của chúng ta gắn liền với an ninh hàng hải của chúng tôi".Đường đi của tàu Da Yang Hao tháng 11-2021. Ảnh: NAVAL NEWSNhững vấn đề mà Fiji phải đối phó cũng giống một số nước khác: "Gần 2/3 thương mại thế giới đi qua đại dương của chúng tôi"."Không gian biển của chúng tôi đã trở thành một phần của cuộc cạnh tranh quyền lực chiến lược, không chỉ các tài nguyên biển, mà cả vai trò lãnh đạo Thái Bình Dương Xanh, châu Á - Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh trên toàn cầu đang tràn vào khu vực Thái Bình Dương và hòn đảo quê hương của tôi".Trước tình hình đó, Chính phủ Fiji làm gì? Ông Tikoduadua giải thích rằng nước ông cũng như các nước Thái Bình Dương khác được yêu cầu không chọn phe. Vậy thì ưu tiên là gì? Ông nói: "Là các đảo quốc nhỏ đang phát triển, chúng tôi cần cân nhắc trước hết đến an ninh và sự phát triển của chính mình... Cấp bách hơn đối với Thái Bình Dương là các mối đe dọa như biến đổi khí hậu, đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, tội phạm xuyên quốc gia, và các mối đe dọa hạt nhân".Điều mà ông gọi là những "mối đe dọa cấp bách" đó cũng là những gì mà đảo quốc Palau vừa chịu đựng, và có "tên tuổi" rõ rệt. Hôm 29-5, theo nhà nghiên cứu Roy Powell, "tàu Haiyang Dizhi Liuhao của Trung Quốc tiếp tục khảo sát trái phép vùng đặc quyền kinh tế [EEZ] của Palau. Đây không phải là lần đầu tiên tàu khảo sát Trung Quốc vi phạm vùng biển của Palau". Chiếc Haiyang Dizhi Liuhao này dài 106m, rộng 17m, rời Quảng Đông trưa 12-5, sau 12 ngày đêm thì có mặt ở khu vực đảo quốc Palau gồm gần 250 hòn đảo nhỏ, tổng diện tích 466km2 và có biên giới biển giáp Indonesia, Philippines và Liên bang Micronesia.Có thể lưu ý việc Trung Quốc phái tàu Haiyang Dizhi Liuhao tới khu vực quần đảo Palau chỉ hai ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đến đảo quốc này để tái ký hiệp ước liên kết tự do đã 20 năm qua giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Palau. Theo hiệp ước này, công dân Palau có thể đến Mỹ để học cao hơn, làm việc trên khắp nước Mỹ, thậm chí phục vụ trong quân lực Mỹ. Sau đó, ngoại trưởng Mỹ cho biết cũng sẽ ký với Liên bang Micronesia và hoàn thiện thỏa thuận này với Cộng hòa quần đảo Marshall. Tổng cộng, Hoa Kỳ sẽ cam kết 7,1 tỉ USD cho các quốc gia liên kết tự do trong 20 năm tới.Chuyện tàu Trung Quốc lảng vảng ở khu vực quần đảo Palau không khó hiểu: để phản ứng với chọn lựa của đất nước có dân số không đầy 20.000 người này - một nỗ lực tranh giành muộn màng giữa Trung Quốc (người đến sau) với Mỹ (người đến trước).Song chuyên gia về hải chiến, đặc biệt là tàu ngầm, H. I. Sutton, đưa ra một phân tích sâu hơn. Căn cứ dữ liệu nhận dạng tàu AIS, Sutton khẳng định tàu Haiyang Dizhi Liuhao đã xâm nhập EEZ của Palau và "khảo sát" các tài nguyên dầu khí, khoáng sản dưới đáy biển, hoặc lập bản đồ đáy biển và thu thập dữ liệu về vùng biển. Tuy gọi là cho các mục đích khoa học, song theo tác giả, các dữ liệu này có thể sử dụng cho cả dân sự và quân sự - đặc biệt phù hợp với tác chiến tàu ngầm. Vấn đề ở chỗ trong mọi trường hợp, tàu khảo sát của Trung Quốc cần sự cho phép của Chính phủ Palau, song điều này lại không hề xảy ra.Trước đó nữa, tháng 9-2018, một tàu khảo sát Trung Quốc từng bị phát hiện hoạt động trái phép ở vùng biển Palau - khiến Chính phủ Palau gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Liên bang Micronesia (phụ trách Palau), yêu cầu họ ngừng hoạt động nghiên cứu bất hợp pháp trong EEZ của Palau, do hoạt động này vi phạm điều 246 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.Tờ Island Times (Palau) 3-12-2021 nhắc lại một sự cố khác nghiêm trọng hơn: Năm 2012 từng xảy ra đối đầu giữa một tàu đánh cá trái phép của Trung Quốc và Lực lượng Thực thi luật hàng hải Palau ở vùng biển Palau phía bắc bang Kayangel, dẫn đến cảnh sát Palau bắn chết một ngư dân Trung Quốc. Ông Blinken (thứ hai từ phải sang) trong chuyến thăm các quốc đảo Thái Bình Dương. Ảnh: SwissinfoCó thể thấy Palau tuy là một đảo quốc rất nhỏ và ít dân song dứt khoát bảo vệ lãnh thổ và EEZ của mình. Báo chí nước này cũng rất dạn dày thông tin bảo vệ tổ quốc.Bên nặng, bên nhẹNhững câu chuyện về việc các tàu tự xưng là khảo sát của Trung Quốc lượn lờ ở đây ở kia phải chăng cho thấy một cục diện mới ở các vùng biển khu vực?Cần nhắc, chuyện tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã và đang tuần tra khu vực các mỏ khí đốt và dầu do các công ty Nga sở hữu hoặc điều hành ở Biển Đông diễn ra vào lúc Nga vừa mở cửa cảng Vladivostok cho Trung Quốc. Thời Thanh, Vladivostok, dưới tên Hải Sâm Uy, là một phần của Trung Quốc.Tuy nhiên vào tháng 11-1860, lãnh thổ phía đông sông Ussuri, bao gồm Vladivostok, mà Trung Quốc gọi là Ngoại Mãn Châu, được nhượng lại cho đế quốc Nga theo Hiệp ước Bắc Kinh. 163 năm qua, các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm lân cận của Trung Quốc không có đường ra biển và phải ra biển qua đường Đại Liên, Dinh Khẩu, và các cảng khác ở tỉnh Liêu Ninh qua giao thông đường bộ.Nhưng từ ngày 1-6 này, cảng Vladivostok của Nga sẽ được sử dụng không khác gì một cảng nội địa của Trung Quốc - tức hàng hóa từ Hắc Long Giang và Cát Lâm (dân số tổng cộng 55 triệu người) có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương mà không cần vận chuyển bằng đường bộ đến Liêu Ninh nữa. Tất nhiên, bước hữu hảo chưa từng thấy này phản ánh quan hệ hai nước nay khác trước, theo kiểu "bình thông nhau".Chuyến tàu hàng đầu tiên của Trung Quốc từ cảng Thanh Đảo, Sơn Đông, đi Vladivostok ngày 14-9-2022. Ảnh: China DailyTrong khi đó, ngay cả Hoa Kỳ hiện cũng đang có những nghĩ ngợi về đường lối với Trung Quốc. Ryan Hass, cựu chức sắc tư vấn cho tổng thống Obama về quan hệ với Trung Quốc, phân tích trên blog của Viện Brookings hôm 23-5: "Cả hai bên đã nối lại liên lạc ở cấp cao và báo hiệu kế hoạch tăng cường hơn nữa trao đổi song phương trong những tuần tới.Tại một cuộc họp báo ở Hội nghị thượng đỉnh G7, Biden đã dự đoán về quá trình "tan băng" trong thời gian ngắn trong quan hệ với Trung Quốc. Nếu nó xảy ra, sự "tan băng" như vậy có thể sẽ được thúc đẩy bởi lợi ích chung. Biden đã liên tục nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm rủi ro trong mối quan hệ Mỹ - Trung và cạnh tranh có trách nhiệm mà không gây xung đột".Trong tuần lễ mà "ông cố vấn" Henry Kissinger vừa đại thọ bách niên, có lẽ không thừa khi nhớ lại câu chuyện "lợi ích chung" Nixon - Chu Ân Lai năm xưa. Một số thế lực ở Bắc Kinh đã và đang đón gió trên Thái Bình Dương trong một tình hình mới. Ý muốn của Trung Quốc, như chính Kissineger đã chỉ ra trong các sách sau cùng của ông về Trung Quốc, không có gì thay đổi, khác chăng chỉ là thời điểm nào, như thế nào, ở đâu, và với ai mà thôi.■ Khiêu khích nhiều nướcBáo Island Times của đảo quốc Palau số ra ngày 13-9-2022 giật tít: "Việc nghiên cứu đại dương của Trung Quốc làm dấy lên nghi ngờ". Theo báo này, tàu nghiên cứu Song Hang của Trung Quốc đã lượn lờ ở EEZ phía bắc Palau trong vùng biển giữa Palau và Philippines kể từ ngày 17-8-2022. Tày này đã thực hiện các động thái di chuyển ngoằn ngoèo khi "khảo sát đáy biển". Khu vực biển nơi tàu Song Hang của Trung Quốc hoạt động giống với vị trí một tàu Trung Quốc khác, Da Yang Hao, vào năm 2021. Tờ Island Times cho biết chiếc Da Yang Hao được theo dõi đã đi qua EEZ của ba quốc gia là Brunei, Indonesia và Malaysia vào tháng 9-2021. Hậu quả là qua tháng 10, Bộ Ngoại giao Malaysia đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối. Sau khi bị phản đối, con tàu này rời Malaysia và di chuyển về phía bắc tới quần đảo Balabac của Philippines, theo lộ trình đi từ Biển Đông, qua Malaysia và vòng quanh Philippines vào Thái Bình Dương trong một tháng, trước khi đi vào EEZ của Palau. Tags: Thái Bình DươngBộ trưởng quốc phòngĐối thoại Shangri-LaMối đe dọaTân bộ trưởngQuốc phòng trung quốcBộ Quốc phòngChâu Á - Thái Bình DươngBộ trưởng quốc phòng MỹTrung Quốc Tập Cận BìnhẤn độ dươngKhu vực Thái Bình DươngTàu cảnh sát biểnMỹ - Trung
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya NHẬT XUÂN 22/12/2024 Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.