25/02/2014 10:53 GMT+7

Xóa sổ điểm sàn tuyển sinh đại học, cao đẳng

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TT - "Sẽ thành lập một hội đồng tư vấn giúp bộ trưởng xác định các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn với yêu cầu tuyển sinh của trường, thay thế cho tiêu chí đơn nhất là điểm sàn như các năm trước."

KO0WP1IO.jpgPhóng to
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 sẽ không còn điểm sàn. Trong ảnh: Thí sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh 2014 do báo Tuổi Trẻ tổ chức

Đại diện Bộ GD-ĐT đã chính thức khẳng định như vậy tại cuộc họp báo ngày 24-2, khi trao đổi về đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ.

Theo ông Bùi Anh Tuấn (vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT), năm 2012-2013 Bộ GD-ĐT đã trưng cầu ý kiến rộng rãi về vấn đề “điểm sàn”.

Năm 2013, Bộ GD-ĐT đã có những điều chỉnh về phương pháp tính “điểm sàn” như thay thế cách tính dựa vào nguồn tuyển và chỉ tiêu bằng phương pháp dựa trên phổ điểm.

Năm nay sẽ tiếp tục đổi mới nhằm tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh hiệu quả, chất lượng hơn.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng phương án cụ thể để xin ý kiến rộng rãi trong thời gian tới trước khi quyết định. Nhưng chắc chắn với nhiều tiêu chí, điều kiện đảm bảo chất lượng trong vấn đề tuyển sinh của các trường sẽ tốt hơn, khả thi hơn.

Ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết thêm: “Việc xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng vẫn phải quyết định sau khi có điểm thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay. Vì kết quả thi phản ánh chất lượng tuyển sinh, nên những tiêu chí để đảm bảo chất lượng cũng liên quan tới điểm thi”.

Công bố lộ trình đổi mới thi vào tháng 9-2014

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm sau sẽ theo hướng chuyển dần từ bốn môn thi thành bốn bài thi. Nội dung của mỗi bài thi bao gồm phần cơ bản (để đánh giá đúng và toàn diện năng lực của học sinh, tạo động lực để học sinh phát triển toàn diện) và phần nâng cao (nhằm phân loại học sinh, là một căn cứ để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh).

Trên cơ sở đó hướng tới một kỳ thi đáp ứng cả yêu cầu xét, công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH-CĐ. “Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thành phương án thi để xin ý kiến các chuyên gia, các cơ sở giáo dục ĐH, phổ thông và toàn xã hội nhằm hoàn thiện và công bố trước khai giảng năm học 2014-2015 (khoảng tháng 9-2014).

Trao đổi thêm về hướng “thi theo bài”, ông Đỗ Ngọc Thống - thường trực Ban soạn thảo đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 - cho biết: “Hiện nay chúng ta đang thi theo môn. Nhưng xu hướng thế giới là làm những bài thi tổng hợp."

Theo ông Thống, trong những bài thi đó, có nhiều chỉ số, không chỉ là chỉ số về kiến thức mà còn chỉ số về kỹ năng... Ví dụ môn toán không chỉ có toán mà còn kiến thức tin học, đánh giá năng lực tư duy, ứng dụng... Có những câu hỏi cần cả kiến thức toán - vật lý, hoặc trong câu hỏi sinh học có cả kiến thức hóa học. Bài thi đọc hiểu, trong đó có kết hợp kiến thức văn học, tiếng Việt, lịch sử, đạo đức... Trong khi ta chưa thực hiện được hai bài thi thì ta làm bốn bài thi, bao gồm các kiến thức tổng hợp.

Ở nước ngoài thường có những bài thi về môn khoa học chung, những hiểu biết thông thường để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Chương trình 2015 sẽ xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức, và cách thức thi cũng được chuyển dần theo hướng này.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên