04/07/2018 19:09 GMT+7

'Xin đừng đưa em về'

GIANG PHẠM (từ Nga)
GIANG PHẠM (từ Nga)

TTO - Nữ cổ động viên Colombia xinh đẹp nhưng mắt đỏ hoe, đám đông đằng sau thì đang hát vang 'Xin đừng đưa tôi về nhà', một bài cổ vũ bóng đá phổ biến của cổ động viên Anh.

Xin đừng đưa em về - Ảnh 1.

Nữ CĐV Colombia buồn bã sau trận đấu - Ảnh: GIANG PHẠM

Có một hình ảnh đọng lại trong tôi ngay khi trận đấu cuối cùng của vòng 16 đội giữa Colombia và Anh kết thúc: Một nữ cổ động viên Colombia buồn bã lau giọt nước mắt, bên cạnh là bạn trai cô đang nhắn tin thua trận về nhà, đằng sau là những cổ động viên Vương quốc Anh đang nhảy múa hát hò tưng bừng sau chiến thắng nghẹt thở trên chấm luân lưu.

"Don't take me home,

Please don't take me home,

I just don't wanna go to work,

I wanna stay here and drink all the beer,

Please don't,

Please don't take me home..."

(Đừng đưa tôi về nhà

Xin đừng đưa tôi về nhà

Tôi chẳng muốn phải đi làm,

Tôi chỉ muốn ở đây và uống hết đống bia

Xin đừng,

Xin đừng đưa tôi về nhà…)

Cải biên lời hát theo giai điệu của bài Achy Breaky Heart của Billy Ray Cyrus, Please Don’t Take Me Home được các cổ động viên Bắc Ireland hát lần đầu tại Euro 2016 ở Pháp, sau dần được phổ biến đến cổ động viên Anh, Xứ Wales và Cộng hoà Ireland.

Lời ca thì hài hước, miêu tả cái ước muốn rất đời thường của dân mê bóng Đảo quốc Sương mù: đội nhà mà cứ thắng hoài thì sẽ không phải về nhà, sẽ có cớ để nghỉ làm và uống bia thoả thích. Bia và bóng đá vốn là hai thứ không thể tách rời với các CĐV xứ này.

Tự dưng lại nghĩ bài hát này vang lên trong khung cảnh trên sao hợp như thế, không chỉ là niềm vui của cổ động viên Anh, mà còn chính là nỗi lòng của nữ cổ động viên nọ.

đã đi được 20 ngày, 32 đội lúc đầu giờ chỉ còn 8 đội mạnh nhất. Bao nhiêu anh tài đã rời cuộc chơi, vui vẻ như Panama, bẽ bàng như cựu vô địch Đức, đầy nước mắt như Iran hay tiếc nuối như Nhật Bản. Cổ động viên theo đó mà cũng về nước theo.

John, anh bạn tôi đã đi theo tuyển Anh suốt các kì World Cup từ 2002 đế nay bảo giai đoạn vòng loại bao giờ cũng là thời gian vui vẻ nhất, được gặp gỡ cổ động viên từ khắp nơi trên thế giới với bao nét văn hoá đặc sắc. Đó là không khí lễ hội thật sự,

Moscow mấy hôm nay đã bớt sôi động đi nhiều, đã không còn những màn gõ trống của châu Phi, không màn kèn hơi của Iran hay những tiếng "Vamos, Vamos" của các cổ động viên châu Mỹ Latinh. Những chuyến tàu đến khác thành phố tổ chức World Cup cũng không còn đầy kín người mặc đủ màu áo đội tuyển, còn các Fan Fest đã thưa người dần…

8 đội tuyển, 8 trận đấu nữa. Rồi những sắc màu từ cổ động viên sẽ dần vơi đi.

Sau trận Colombia - Anh hôm nay, các tình nguyện viên tại sân Spartak hoàn thành nhiệm vụ của mình. FIFA tổ chức lễ tổng kết và trao giấy chứng nhận ngay trong đêm.

Chẳng ai muốn phải rời ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh sớm cả. Nhưng để chọn ra nhà vô địch, từng đội sẽ phải lần lượt rời cuộc chơi. Mà ai ra về thì cũng đễ lại tiếc nuối, làm người hâm mộ "chết trong lòng một ít".

Chắc hiểu như vậy mà trong album ca khúc cho World Cup 2006, người ta lại lựa chọn Everytime We Say Goodbye của Rod Stewart trong list nhạc vì có câu hát bất hủ: "Everytime we say goodbye, I die a little" (Cứ mỗi lần ta nói tạm biệt, lòng tôi lại chết đi một ít)

Nữ cổ động viên Colombia rồi sẽ phải về nhà. Và không chỉ có cô, biết bao nhiêu cổ động viên khác đã và sẽ hát bài ca "Xin đừng đưa em về nhà", vì trái bóng tròn vẫn còn lăn, vì đội nhà vẫn còn đấy và vì chẳng ai muốn ngày hội kết thúc…

Tuyển Anh vào tứ kết, dân mạng chê không tiếc lời

TTO - Màn trình diễn thiếu thuyết phục của Anh rạng sáng 4-7 khiến người yêu bóng khó lòng tận hưởng chiến thắng sát sao trên chấm 11m của họ.

GIANG PHẠM (từ Nga)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên