Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sau tất cả những rung lắc đu đưa vượt thoát và an ủi, mọi sự lại đâu vào đấy. Người ta gọi đánh đu là trò chơi của lừa mị.
Xưa thật là xưa, trước khi bước vào những công viên và sân chơi của đô thị thế kỷ 20, bạn có biết chiếc (xích) đu từng là một công cụ có tính nghi thức để chữa lành, trừng phạt, và hoán đổi?
Chiếc đu hóa ra đã xuất hiện ở những chốn không ngờ nhất: tại các festival đánh đu của Hy Lạp cổ, trong các bích họa hang động Ấn Độ hồi thế kỷ thứ 5, trên những bức tranh cuộn đời Tống của Trung Quốc, trên những bức tranh thế kỷ 18 của người Hindu và Punjab - vẽ phụ nữ vui sướng đánh đu trên không trung, áo quần phần phật.
Chiếc đu có trong lễ mừng năm mới Nowruz của người Iran - người ta đánh đu để bắt chước cung cách Shah Jamšīd huyền thoại cưỡi cỗ xe xuyên không.
Chiếc đu vào đến cả hoàng cung Thái thế kỷ 18, khi Rama I cho dựng cả một phiên bản khổng lồ của nó.
Chiếc đu có trong những tác phẩm văn học và triết học phương Tây: Friedrich Nietzsche, James George Frazer, Sigmund Freud, Johan Huizinga đều từng viết về nó.
Câu chuyện của chiếc đu vì thế không còn là câu chuyện của một đồ vật. Đó là câu chuyện của cơ thể con người khi đang chuyển động, của tâm lý con người trong chuyển động.
Trong tiếng Hy Lạp cổ điển, từ "aiora" vừa mang nghĩa là chiếc đu vừa là cái thòng lọng thắt cổ. Theo một phiên bản của thần thoại Hy Lạp, thần Dionysus dạy cho Icarius làm rượu nho. Icarius mang mẻ rượu mình làm được đãi mấy tay bạn chăn cừu. Đám chăn cừu uống say đến nỗi họ nghĩ họ bị đầu độc.
Thế là họ giết Icarius rồi vùi xác ông dưới một gốc cây. Con gái của ông là Erigone tìm thấy thi thể cha mình. Cô khóc thương cha rồi treo cổ tự vẫn, xác đu đưa ngay bên trên chỗ chôn Icarius. Tức giận, thần Dionysus phù phép lên thành Athens, khiến trinh nữ thành ấy lũ lượt nối nhau tự treo cổ.
Theo tác giả Gaius Julius Hyginus từ thế kỷ thứ 1, để thoát khỏi lời nguyền, người Athens làm ra cái đu: họ ngồi lên một miếng ván treo vào cành cây bằng dây thừng, và đu.
Cơ thể họ khi ấy sẽ đung đưa trong gió y như Erigone treo cổ. Cái đu vậy là đã trở thành một vật kỳ diệu, một thiết bị giải lời nguyền.
Đánh đu không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng đấy hóa ra cũng là một công dụng: vào thế kỷ thứ 18, các bác sĩ châu Âu và Mỹ cho rằng việc toát mồ hôi và nôn ói khi đánh đu có thể chữa bệnh.
Hù dọa cũng là một công dụng của chiếc đu: những chiếc xích đu ma ám tự mình đu đưa thường có trong các phim kinh dị và có mặt tại những công viên trò chơi của thế kỷ 20.
Công dụng bất ngờ nhất của chiếc đu là dùng trong nghi thức các buổi lễ, do nó chứa đựng các yếu tố đối nhau chan chát: lên/xuống, trời/đất, âm/dương…
Nhà nhân chủng học Frazer từng mô tả 21 ví dụ của "đánh đu nghi lễ" ở Nepal, Hàn Quốc, Indonesia, Hy Lạp, Pakistan, Borneo...; có nơi đu cao hơn để cây lúa mọc cao hơn, có nơi đu mạnh để tẩy gột tà ma, có nơi để chúc mừng…
Đánh đu vì thế không phải chỉ để cho vui, mà để mở ra những con đường mất phương hướng, bước vào những không gian "nổi loạn".
Để dọa, để phạt, để chơi, để chữa bệnh còn hiểu được, nhưng để dùng trong nghi thức của các ngày lễ thì sao?
Cũng như trong thần thoại về tình yêu và cái chết - với mọi thứ luôn bắt đầu từ một thôi thúc không sao kiềm chế, một sức mạnh "muốn xé rào", tạo nên một sự mất phương hướng cả về đạo đức lẫn cảm xúc - trò đánh đu cũng mang trong mình một thôi thúc kiểu ấy.
Đó có thể là thôi thúc muốn tự tử khi các trinh nữ thành Athens xa xưa ngồi lên cái ghế đu và ngỡ như mình đang chui đầu vào dây thòng lọng.
Nhưng đã là thôi thúc kiểu "xé rào" thì cũng chỉ nên mang tính tạm thời, cho nên khác với đánh đu ở công viên ngày nay mà trẻ con thay nhau chơi cả ngày, ngày xưa đánh đu như một nghi thức trong dịp lễ, chỉ diễn ra vào thời gian và không gian nhất định.
Ở Trung Quốc, không gian ấy là một khu vườn có hàng rào, ở đó các bà vợ, các nàng thê của những gia đình đời Thanh giàu có gặp nhau và đánh đu.
Bằng đánh đu, địa vị của họ đảo ngược tạm thời: kẻ vốn ở thấp giờ có lúc lại là cao nhất; và ngược lại.
Trong hội đánh đu Akha ở bắc Thái Lan, phụ nữ ăn vận cho đẹp rồi đánh đu. Mỗi năm vài ngày như thế, họ chỉ có vui sướng tung bay, không phải nghĩ tới heo gà, ruộng đồng, gánh nước.
Hết ngày hội, mọi người lại trở về với nghĩa vụ gia đình. Sau tất cả những rung lắc đu đưa vượt thoát và an ủi kia, mọi sự lại đâu vào đấy. Người ta gọi đánh đu là trò chơi của lừa mị.
Ta không lấy làm lạ khi nhìn lại suốt lịch sử của trò đánh đu, người chơi chủ yếu là phụ nữ. Có một sự hoán đổi giới tính tạm thời: khi bay lên tít trên cao, người phụ nữ (như) chiếm một vị trí cao hơn, thống trị hơn, trút được bao nhiêu ràng buộc về thể chất và xã hội.
Trong cái phút ấy, đánh đu là một sự giải thoát về cảm xúc. Phần nào giống như thi ca là nơi cho người ta tìm chỗ khuây khỏa, cái đu cũng là một thứ mời mọc người ta đến trú ẩn khỏi những bão táp chính trị, những vai trò nặng nề, và những bi kịch cá nhân.
Đã làm người là phải giãi bày. Con người còn dùng chiếc đu như một cái máy đánh nhịp để nương vào đó ngâm câu thần chú. Trong những festival cổ điển của Hy Lạp và vùng Livonia, những cuộc đánh đu thường đi kèm với ngâm ngợi và nhảy múa.
Lịch sử của chiếc đu là một chương bị lãng quên trong lịch sử nhân loại. Lịch sử ấy được đan dệt bằng thần thoại lẫn các nghi thức lễ lạt.
Và dù ở bất kỳ đâu, trò đánh đu cũng có chung đặc điểm: trải nghiệm đu đưa đều đều tới tới lui lui khiến cho ta "vừa sờ sợ vừa thinh thích", được lên cao nhìn mọi thứ bằng một con mắt khác, được nhầm lẫn rằng mặt đất cũng chuyển động, được cảm giác thoát khỏi trọng lực và lề thói ngăn nắp của trần gian.
Trải nghiệm ấy thú vị quá nên chẳng mấy chốc chiếc đu không còn gánh vác những nhiệm vụ gốc nghiêm trang.
Nó không chỉ có mặt trong những dịp lễ Tết mà bước vào tràn lan các sân vườn, công viên, trở thành một thiết bị để mơ mộng, một nơi để yên tĩnh và thư giãn giữa nhộn nhạo ngày thường.
Ai cũng có thể dùng nó mà "thoát khỏi mình" một chốc, vào bất kỳ lúc nào trong ngày, phổ biến tới mức trong lúc đu đưa chẳng còn ai tự hỏi: "Sao mình lại đến đu đưa?".
Đến được với (trẻ con nhà) chúng ta ngày nay, trong các sân chơi, chiếc đu đã đi một chặng đường dài và quanh co.
Lần lại con đường đó cũng khó khăn, và thương thay, ta thấy nó hôm nay gần như vẫn còn giữ nguyên hình dạng từ thời cổ, đâu đâu cũng có, nhưng người lớn đi qua gần như không để mắt tới nữa.
Có lẽ vật gì bị người lớn bỏ rơi cũng thường được cứu chuộc bởi bàn tay tiếp quản của trẻ con.
(*) Lược dịch từ bài viết của Javier Moscoso trên Aeon
-----------------------------------------------------------
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận