Phóng to |
GS Văn Như Cương cho rằng chất lượng đào tạo tại chức thấp là do có sự “gặp nhau” giữa người học và người dạy, cơ sở đào tạo trong việc “hợp thức hóa tấm bằng”. Nhiều người đi học không phải vì bổ sung kiến thức thật sự, nâng cao năng lực. Thậm chí nhiều người muốn không phải học mà có bằng. Trong khi đó người dạy, cơ sở đào tạo thì coi tại chức là “nồi cơm” nên càng nhiều người học càng tốt. Sự gặp nhau ở lợi ích riêng dẫn đến những bất cập trong đào tạo.
Cần đúng người, đúng việc
“Người nhà nước” phải có quy định chặt Theo GS Phạm Minh Hạc, không thể buông lỏng để nhiều người sử dụng kinh phí của Nhà nước đi học tại chức nhưng học không hiệu quả, không mang lại lợi ích cho công việc, chỉ dùng bằng tại chức để được cộng điểm xin việc, thăng chức. Vì vậy, riêng với đối tượng đi học bằng tiền nhà nước cần có quy định cụ thể, chặt chẽ đối tượng nào được đi học, học nội dung gì, đáp ứng yêu cầu công việc thế nào. Cùng quan điểm, GS Văn Như Cương cho rằng phải có ràng buộc với những người đi học bằng tiền nhà nước. Nếu người học không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng yêu cầu cao hơn của công việc sau khi học thì phải có biện pháp chế tài. |
“Việc cho phép học sinh tốt nghiệp phổ thông, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng được học tại chức là không đúng bản chất của chương trình đào tạo vừa làm vừa học. Chương trình na ná hệ chính quy nhưng dễ dãi hơn, được cắt xén bớt, tuyển đầu vào, đánh giá đầu ra đơn giản, được áp dụng với những người học chưa có kinh nghiệm thực tế thì sản phẩm đào tạo chỉ là “phiên bản” méo mó của hệ chính quy. Đương nhiên cơ quan tuyển dụng không muốn nhận đối tượng lại cũng có lý” - GS Cương nhận xét.
Cùng quan điểm, GS Phạm Minh Hạc cho biết: Những năm 1960-1970, VN đã có hệ hàm thụ ở bậc đại học dành cho những người đã đi làm, quay lại học tập, bổ sung kiến thức. Hàm thụ cũng giống như hệ đào tạo vừa làm vừa học (tại chức) bây giờ. Lý do sản phẩm hàm thụ lúc đó tốt vì người học có nhu cầu học thật để lấy kiến thức làm thật. Chỉ tiêu tuyển sinh cũng không nở rộ nhanh như bây giờ, việc đánh giá người học cũng nghiêm túc.
GS Hạc bày tỏ quan điểm: “Chỉ nên quy định đối tượng học tại chức ngày nay là người đã tốt nghiệp một chuyên ngành nào đó và có kinh nghiệm làm việc thực tế. Thậm chí, cần quy định cụ thể người làm việc trong chuyên ngành nào chỉ học tại chức chuyên ngành đó”.
Mở đầu vào, siết đầu ra
Trong khi đó với quan điểm “Ai có nhu cầu, có điều kiện thì nên tạo cơ hội để họ học tập, như thế mới đúng tinh thần xây dựng xã hội học tập, học suốt đời”, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không nên có quy định hạn chế đối tượng học tại chức. Vấn đề quan trọng là thay đổi cách thức, nội dung đào tạo phù hợp và việc đánh giá phải được làm nghiêm túc như đào tạo chính quy. Việc đánh giá người học trong quá trình và kết thúc khóa học nếu làm tốt sẽ đào thải những người học không đạt yêu cầu. “Ở nhiều nước, ai có nhu cầu bổ sung kiến thức đều có thể đăng ký khóa học, môn học phù hợp. Kể cả những người có trình độ kiến thức cao cũng vẫn học thêm nếu họ thấy cần, người già muốn đi học để mở mang kiến thức. Và cơ hội mở ra với tất cả. Vấn đề quan trọng ở chỗ việc đánh giá thi cử nghiêm túc. Nếu ta sợ tại chức chất lượng yếu mà chặn đầu vào thì không nên, thay vào đó nên “chặn” ở đầu ra” - GS Thuyết nhấn mạnh.
TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng: không thể hạn chế nguyện vọng chính đáng được học tập của mọi người. Theo TS Lâm, cả những người đang làm việc ngành này, muốn học một chuyên ngành khác hẳn cũng không nên cấm. Vì mỗi người ở mỗi thời điểm đều có mục tiêu, nguyện vọng về công việc khác nhau. Nếu học để có kiến thức, đủ điều kiện thay đổi công việc thích hợp với mình hơn thì nên khuyến khích mới đúng”.
Để người học tại chức không sa vào tình trạng “học giả, bằng thật”, TS Lâm cho rằng “có thể tổ chức thi cử, đánh giá như đối với đào tạo chính quy. Chương trình, cách thức đào tạo khác nhau, nhưng việc đánh giá phải chặt chẽ như hệ chính quy. Cùng một chuyên ngành, chuẩn đầu ra của hệ tại chức và chính quy phải như nhau, và như thế tấm bằng tốt nghiệp cũng chỉ cần có một loại, không gây nên sự phân biệt như bây giờ”.
Ý kiến bạn đọc * Mọi xã hội phát triển đều luôn tồn tại nền giáo dục tốt, giáo dục mở và luôn khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn của nền kinh tế tri thức, giáo dục lại càng được quan tâm hơn để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập. Với mỗi công dân, để phát triển cá nhân tốt thì họ cần, rất cần khả năng tự học và học tập suốt đời. Việc dạy và học theo hình thức nào, loại hình đào tạo nào... nếu được tổ chức khoa học, hợp lý thì tất nhiên vấn đề về chất lượng đào tạo vẫn luôn được đảm bảo. * Tôi là một cán bộ công chức. Tôi đã có một bằng đại học chính quy. Tôi hiện đang theo học văn bằng 2 hệ tại chức. Tôi đi học văn bằng 2 để lấy kiến thức về luật nhằm đáp ứng công việc của mình. Tôi nghĩ nên duy trì và tiếp tục với hệ tại chức văn bằng 2. Đối với hệ tại chức văn bằng 1 thì nên bỏ vì bây giờ có rất nhiều hình thức đào tạo liên thông để có được bằng ĐH chính quy. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận