Đường đua Beijing ePrix xung quanh sân vận động Tổ Chim ở thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: Bloomberg |
Không chỉ là nơi so kè của 10 đội quốc tế với 20 tay đua kỳ cựu, Beijing ePrix còn là dịp để các hãng khoe “trình” công nghệ chế tạo động cơ ôtô điện xuất sắc nhất trong lịch sử.
Khởi động
Spark-Renault đang nới rộng giới hạn của những chiếc xe điện không phát thải C02. Những "chiến binh" Spark-Renault đem đến Beijing ePrix có khả năng “bắn” 0-100 km/h chỉ chưa đầy 3 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 225 km/h.
Xe của tay đua F1 Ho-Pin Tung thuộc China Racing đang được kiểm tra trước khi "xé" đường đua Bắc Kinh. |
“Trái tim” của xe điện
Hệ thống truyền lực ở phía sau sẽ tạo ra và kiểm soát sức mạnh của FormulaE. Các mô tơ điện cung cấp lực cho một hộp số 5 cấp và truyền động cho bánh sau thông qua cần số đặc biệt.
Khối tạo lực sẽ lấy năng lượng từ pin điện áp cao, trong khi đó khối còn lại sẽ quy định tốc độ và xử lý. Tất cả các bộ phận trên đều nằm gọn trong hệ thống truyền động có kích thước chỉ bằng lò vi sóng.
Mọi chiếc xe FormulaE hiện nay đều lắp động cơ McLaren - vốn luôn tự hào là "có mật độ năng lượng “khủng” nhất trong tất cả các động cơ điện dành cho ôtô" |
Mặt trước
Mũi xe bao gồm cấu trúc hấp thụ va chạm phía trước, chất lỏng làm mát, hệ thống lái trước và phanh.
Khí động học
Thân xe nguyên khối được thiết kế dành riêng cho FormulaE bao gồm khung gầm và tế bào sống còn (survival cell).
Thân xe đòi hỏi phải đủ cứng cáp để bảo vệ người lái khỏi các tai nạn thảm khốc, nhưng trọng lượng vẫn phải cực kỳ tối ưu. Nó là một cấu trúc tổ ong từ carbon và nhôm, với cánh trước và sau tạo khí động học.
Cấu trúc trên đã vượt qua bài thử nghiệm va chạm của cơ quan chủ quản Formula One và FormulaE - FIA năm 2014.
Nắp động cơ là một phần thuộc bộ xương ngoài của xe và chỉ thuần túy để làm đẹp. |
Không phát thải
Những chiếc hộp trông có vẻ đơn giản này lại là nơi trữ nhiên liệu glycerine do công ty Aquafuel (Anh) sản xuất.
Glycerine - một sản phẩm phụ của dầu diesel sinh học - không độc, không tan trong nước và thay thế dầu diesel trong một số máy phát điện đặc biệt, có khả giảm ô nhiễm khí ni-tơ đến 90%.
Một mát phát điện đơn có thể sạc đầy cho 40 xe đua ở tình trạng cạn pin trong vòng 50 phút.
Những người đam mê xe F1 thuần túy phàn nàn rằng đua xe mà không nghe thấy tiếng gầm rú của động cơ thì không "đã". Tuy nhiên, Beijing ePrix đã chứng minh đua xe điện cũng kịch tính không kém với nhiều tai nạn thảm khốc diễn ra ngay trên đường đua.
Trái với những khái niệm trước đây, xe đua điện vẫn phát ra âm thanh khoảng 80 dB - bằng với một chiếc xe khách chạy ở tốc độ 112 km/h.
Đội Andretti
Đây là hệ thống truyền lực trong chiếc xe về đích thứ thứ tư thuộc đội Team Andretti, do tay đua Charles Pic cầm lái.
Các kỹ sư tại Andretti Autosport đã phát triển một chiếc FormulaE mẫu mực ngay từ giai đoạn khởi đầu ngành công nghiệp này, từ đó họ có lợi thế hiểu sâu về công nghệ điện hơn ai hết. Đồng đội Frank Montagny về thứ nhì.
ePrix yêu cầu các đội chạy 25 vòng quanh một đương đua được thiết kế riêng tại Công viên Olympic ở thủ đô Bắc Kinh, trong đó có cả sân vận động Tổ Chim.
Trước trận đua, người chiến thắng - Lucas di Grassi của đội Audi Sport ABT - nhận xét đường đua có dạng hình chữ U độc đáo và phải thực hành vài lần mới có thể chạy đúng đường.
Làm mát tản nhiệt
Xe của Katherine Legge thuộc đội Amlin Aguri - một trong số 2 tay đua nữ tại Beijing ePrix - đang được làm mát tản nhiệt bằng đá khô. Dù xe FormulaE có vẻ không nóng như Formula One, nhưng đội Amlin Aguri vẫn làm mát động cơ khá thường xuyên.
Công nghệ xe đua F1 đang thay đổi từng ngày và sẽ tiếp tục phát triển. Một trong những mục tiêu của FormulaE là thúc đẩy tính sáng tạo trong ngành công nghiệp xe điện, vì lợi ích của người lái xe bình thường và các tay đua chuyên nghiệp.
ePrix mùa thứ hai sẽ mở rộng hơn để thu hút nhiều hạt nhân công nghệ tham gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận