Phóng to |
Thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH năm 2013 - Ảnh: Như Hùng |
Hội thảo lần này sẽ là cơ hội cho nhóm công tác và các thành viên ban chỉ đạo Quốc gia xây dựng XHHT chia sẻ và thảo luận nhằm hoàn thiện các đặc điểm mong muốn về công dân học tập, xã hội học tập và kế hoạch hành động thực hiện đề án xây dựng XHHT của Việt Nam.
Theo nhóm nghiên cứu, tổ thư ký ban chỉ đạo quốc gia XHHT, Việt Nam mong muốn có được những công dân học tập có khả năng tiếp cận, phát huy các cơ hội học tập trong cả cuộc đời để trở thành người công dân tốt, một cá nhân có cuộc sống toại nguyện, một người chủ hay người lao động luôn tận tâm trong công việc và có đạo đức, biết mang lại hạnh phúc cho người khác, duy trì hạnh phúc gia đình cũng như đóng góp vào sự phát triển cộng đồng, dân tộc và nhân loại theo hướng hội nhập, thịnh vượng và bền vững.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định dân tộc Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chiến thắng nhiều thiên tai, địch họa để xây dựng đất nước Việt Nam như ngày hôm nay, bên cạnh yếu tố dũng cảm kiên cường, chịu thương chịu khó, còn là một dân tộc hết sức hiếu học.
Từ năm 2005, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2005-2010 và mới đây đã phê duyệt tiếp đề án xây dựng XHHT từ nay đến 2020.
Nhìn vào đề án đó tưởng chừng như việc xây dựng XHHT chỉ có thực hiện nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra, và trong hội thảo sẽ có thể làm sáng tỏ một số vấn đề: xã hội học tập có những đặc trưng gì, chỉ tiêu nào để đánh giá, như thế nào là học tập suốt đời…
Có một thực tế mà Phó thủ tướng nhìn nhận đó là qua trao đổi từ trước đến nay, từ Trung ương đến cơ sở, ai cũng nhiệt tình trong xây dựng XHHT nhưng hỏi rằng phải làm những việc gì cụ thể, ngoài các vị lão thành, các nhà khoa học chuyên môn nói rất bài bản thì cán bộ và cả người dân còn rất mơ hồ.
Phó thủ tướng cũng chia sẻ 5 lưu ý trong quá trình bàn các giải pháp để thực hiện Đề án XHHT ở Việt Nam một cách tốt nhất.
- Thứ nhất phải xây dựng được con người Việt Nam không chỉ có kỹ năng của một công dân toàn cầu mà còn phải mang đậm bản sắc dân tộc.
- Thứ hai cần phải làm sao tận dụng triệt để những thành tựu KHCN để tạo điều kiện cho mọi công dân học tập suốt đời, cho một XHHT được thực hiện nhanh hơn.
- Thứ ba, chúng ta xây dựng XHHT cho tất cả nhưng phải phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước, trong đó đặc biệt quan tâm trước hết là những người gặp nhiều khó khăn, dễ bị thiệt thòi như: phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu sổ, ở những vùng thường xuyên bị thiên tai.
- Thứ tư, là các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, hoạch định chính sách cần xác định cho được những trở ngại chính trong việc thực hiện XHH qua kinh nghiệm của các nước và ở Việt Nam.
- Thứ năm, trong khi tìm ra những vấn đề vướng mắc và giải pháp để thực hiện XHH chúng ta luôn hết sức cổ vũ cho sáng tạo, đổi mới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận