Hiện trạng 4.0 tại TP.HCM
8 thách thức lớn có thể cản trở khát vọng phát triển mẫu hình ĐMST 4.0 của TP.HCM:
a. Cần thời gian phục hồi, thích ứng bình thường mới do suy hụt nguồn lực tích lũy nhiều năm vì đại dịch COVID-19. Đại dịch khiến TP.HCM thiệt hại hơn 273.000 tỉ đồng (khoảng 12 tỉ USD). Dịch COVID-19 gây thiệt hại cho kinh tế cả nước khoảng 37 tỉ USD.
b. Tốc độ tăng GDP giảm dần là chỉ dấu suy yếu động lực;
c. Liên kết vùng lỏng, hạ tầng vùng mỏng;
d. Tỉ trọng công nghiệp hóa, nội địa hóa hạn chế;
e. Cơ chế và mô hình phát triển thành phố 4.0 cần thêm thời gian để kiện toàn;
f. Hội nhập 4.0 làm mỏng lợi thế 4.0 địa phương;
g. Xuất hiện 2 cường quốc 4.0 vượt trội là Trung Quốc và Hàn Quốc;
h. Xuất hiện hơn 10+ định chế 4.0 vượt trội Apple, Google, Microsoft, Facebook, Amazon, Alibaba, Tencent …
TP.HCM với 8 thách thức và giải pháp hóa giải tương ứng
Theo hình 2, tùy vào chính sách phục hồi, TP.HCM cần thêm từ 1 - 3 năm để thích nghi với bình thường mới. Nếu phục hồi tốt, TP.HCM sẽ kịp "bắt nhịp 4.0", theo đuổi mẫu hình ĐMST 4.0 đến năm 2030. Ngược lại sẽ có nguy cơ chuyển thành mẫu hình "công xưởng" và "tiêu dùng 4.0".
4 nhóm giải pháp
a. Thúc đẩy quản trị 4.0 hiệu suất cao
Quản trị 4.0 hiệu suất cao là cơ sở nền tảng, then chốt cho thành phố 4.0. Đặc tính quan trọng của quản trị 4.0 là dựa vào dữ liệu để ra quyết định, đo lường, giám sát và giúp cải tiến được.
Ví dụ: Để bắt đầu, TP.HCM nên áp dụng công cụ quản trị 4.0 Bảng điều khiển Dashboard Bộ TT&TT đã triển khai thành công trong năm 2020. Nếu áp dụng được, năng lực quản trị 4.0 của TP.HCM sẽ nâng cấp vượt trội.
Dự kiến công cụ 4.0 này sẽ được áp dụng toàn diện khi lên Chính phủ số. Ngoài công cụ, kịp thời cập nhật thêm khung tri thức 4.0 mới cho các cấp cũng nên được ưu tiên.
Tư duy sếu vùng 4.0
b. Cơ chế đặc thù vùng 4.0
Cơ chế vùng 4.0 đặc biệt và đầu tiên cả nước sẽ giúp TP.HCM sớm thúc đẩy các đột phá chiến lược 4.0 vượt trội.
Ví dụ:
- "Chỉ huy vùng 4.0" cho các tỉnh thành phía Nam nhằm hóa giải các thách thức đồng thời kích phát lợi thế liên vùng cực đại;
- Mô hình "Thành phố trong thành phố" với sáng kiến 3 cực tích hợp tương tác cao;
- Người thực giỏi có cơ hội và mạnh dạn cống hiến. Ví dụ một số cơ chế đặc thù như Luật thủ đô, cơ chế đặc thù TP Hải Phòng…
c. Chỉ huy 4.0 để chỉ dẫn dắt vùng
Chỉ huy vùng 4.0 là tư duy bước ngoặt, chỉ huy và giao nhiệm vụ cụ thể cho các tỉnh thành phía Nam, giúp hợp nhất và liên kết các tỉnh thành nội liên vùng chặt chẽ, giảm trùng lặp lãng phí cát cứ, và hiệu quả.
TP.HCM sếu Vùng 4.0
d. Tiếp cận tư duy chia sẻ dùng chung 4.0
Chia sẻ dùng chung 4.0 là cơ sở giúp đạt hiệu suất thực thi vượt trội, giúp giảm tránh tiếp cận ngắn hạn, lãng phí khi phát triển hạ tầng 4.0; các tỉnh thành nội liên vùng sẽ chia sẻ dùng chung tài nguyên 4.0 của đất nước. Ví dụ:
- Thiết kế hạ tầng dữ liệu IDC/Cloud dùng chung cho cả vùng, thay vì mỗi tỉnh thành tự phát triển IDC/Cloud riêng.
- Thuê ngoài tối đa dịch vụ ICT/Cloud của các doanh nghiệp dẫn đầu như Viettel, FPT… cho cả vùng, vừa thúc đẩy doanh nghiệp nội vừa tối đa nguồn lực công tư. Ưu tiên mượn giá trị tối đa từ các doanh nghiệp trên để làm mới nguồn lực công và kích hoạt Chính quyền số TP.HCM nhanh hơn.
- Thúc đẩy doanh nghiệp viễn thông chia sẻ dùng chung tối đa hạ tầng 4.0 các trạm thu phát sóng thuộc vùng, từng bước tiến tới chia sẻ dùng chung toàn diện hạ tầng tiện ích công như điện, nước… của vùng. Trung Quốc đã áp dụng cách này để phát triển vượt trội 5G toàn cầu.
- Chỉ dẫn dắt lái chính sách 4.0 cho cả vùng, tư duy này sẽ giúp thiết kế các gói chính sách 4.0 có lợi thế cạnh tranh hơn. Ví dụ để đáp ứng mục tiêu 2025 kinh tế số đạt 25% GRDP thì TP.HCM có thể thử nghiệm gói chính sách "Chiến lược xuất khẩu chuyên gia 4.0" vào năm 2023 - 2025 như cách Hàn Quốc đã làm để phát triển ngành công nghiệp xe điện.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận