Phóng to |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Đó là việc xây dựng những cam kết phục vụ cộng đồng, một cơ chế hữu hiệu để nâng cao hiệu quả các tổ chức công cộng do chính phủ và các cấp chính quyền thành lập. Cơ chế này được hình thành từ thập niên 1990 và đã áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới.
Chế độ cam kết phục vụ cộng đồng, phục vụ công dân không chỉ dừng lại ở những chỉ thị mệnh lệnh hay lời kêu gọi, nhắc nhở, động viên, mà phải thiết kế thành một quy trình nhiều công đoạn. Dưới đây là các quy trình cam kết phục vụ cộng đồng:
1. Thứ nhất, cam kết trách nhiệm:
Đây là cam kết chịu trách nhiệm (thí dụ như xin lỗi dân hoặc bồi thường thiệt hại cho dân...) khi tổ chức công cộng đó không thực hiện đúng những điều đã cam kết.
2. Thứ hai, cơ chế thực hiện cam kết.
Cơ chế thực hiện cam kết bao gồm cơ chế giám sát từ bên ngoài, cơ chế quản lý nội bộ, sự bảo đảm về mặt kỹ thuật. Cụ thể như:
- Tăng cường lãnh đạo đối với chế độ cam kết phục vụ.
- Thiết lập và hoàn thiện cơ chế giám sát của xã hội.
Cơ sở để chế độ cam kết phục vụ phát huy tác dụng là sự giám sát của xã hội. Chủ thể giám sát bao gồm công chúng, phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, mạng lưới giám sát xã hội. Ủy ban xây dựng TP Yên Đài (Trung Quốc) đã quy định ngày 5 hằng tháng là ngày tiếp dân, lắng nghe ý kiến của dân về công tác xây dựng thành phố; mỗi quý tổ chức tọa đàm một lần với nhân dân; thành lập 63 mạng lưới giám sát trong thành phố...
- Tăng cường quản lý nội bộ về chế độ cam kết phục vụ.
Việc thực hiện nội dung và tiêu chuẩn đã cam kết, ở mức độ lớn, phụ thuộc vào trình độ quản lý nội bộ của các cơ quan. Để tăng cường và cải thiện thể chế quản lý nội bộ, trước hết cần hoàn thiện những quy định về quản lý nội bộ bao gồm quy tắc chung, quy tắc phục vụ cụ thể, trình tự làm việc, tiêu chuẩn công tác, quy định về kiểm tra, thưởng phạt...
Đã đến lúc việc thực hiện cam kết phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng của các cơ quan công quyền phải đặt thành chế độ, được quy định bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao hoặc được luật hóa chứ không chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là xây dựng các "chỉ số" hài lòng, hợp lòng dân.
Lâu nay TP.HCM là địa phương có nhiều đột phá đi đầu trong cải cách hành chính. Thiết nghĩ TP nên đổi mới theo tinh thần xây dựng cam kết phục vụ cộng đồng thay cho cách làm lấy ý kiến, khảo sát sự hài lòng đối với cơ quan như lâu nay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận