Người dân chạy dọc dải phân cách để tránh ngập. Ảnh tư liệu |
Thực tế qua thời gian kênh Nhiêu Lộc sau khi được cải tạo, hoặc kênh Hàm Tử thì chỉ giải quyết thoát được một lượng nước mưa ở mức độ trung bình, còn khi mưa lớn thì hoàn toàn mất tác dụng.
Giải pháp nâng cao nền đường cũng chỉ làm cho nước chảy từ nơi cao này sang nơi thấp trũng khác. Lượng nước mưa tiêu thoát ra kênh rạch, biển cũng rất thất thoát lãng phí.
Việc nạo vét kênh, làm cống thoát nước lớn hơn cũng không thể giải quyết được vấn đề thoát nước khi mưa lớn vì mặt bằng địa hình Hà Nội, TP.HCM có những nơi bị trũng, thấp hơn mặt bằng của sông, suối (kiểu 2 bình thông nhau mà có độ cao không chênh lệch) thì nước sẽ không thể chảy nhanh.
Mặc khác khoảng cách từ trung tâm, khu vực bị ngập nước mưa ra đến bên ngoài khu vực thoát nước ra cửa sông, biển quá xa, dẫn đến dòng chảy yếu, việc tiêu thoát trong thời gian ngắn nhất không thể được, dẫn đến úng ngập cục bộ.
Xây dựng các bể chứa nước ngầm
Vậy, có thể nghĩ đến việc xây dựng các bể chứa nước ngầm có thành bể cao hơn mặt đường để chứa nước mưa.
Hình vẽ minh họa của KS Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt |
Tính toán dung tích bể chứa và số lượng hợp lý để đủ sức chứa lượng nước trên (tương đương lượng nước mưa có thể ngập đường ở mức độ cao 400 -500mm và diện tích mặt đường).
Sử dụng các trạm bơm công suất lớn bơm lượng nước ngập vào bể chứa.
Sử dụng lượng nước này cho hệ thống PCCC cục bộ tại các khu dân cư rất hữu dụng, hoặc cấp nước cho các xe tưới cây của công viên cây xanh, tưới cây xanh dọc theo tuyến đường. Như vậy sẽ không bị lãng phí nguồn tài nguyên nước.
Xây dựng bể chứa nước mưa ngầm ở đâu?
Có thể xây tại các bến xe, công viên cây xanh, sân vận động, khu vui chơi giải trí, khu quảng trường, khuôn viên trường đại học, trường PTTH, vỉa hè, và kể cả những con đường nhỏ (cấm xe tải đi).
Chúng ta làm hầm ngầm bên dưới, xe vẫn đi bên trên bình thường.
Do đây là quỹ đất công nên khi xây dựng sẽ không tốn tiền đền bù và giải phóng mặt bằng.
Sau khi xây dựng và đưa vào vận hành, trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và vận hành có thể giao cho công ty công viên cây xanh.
Lưu ý là chỉ xây dựng các bể chứa, hầm chứa tại những tuyến đường giao thông nhỏ, ít xe tải trọng nặng để giảm chi phí xây dựng làm nắp bê tông của hầm chứa nước. Phía bên dưới có nhiều vách ngăn, trụ chống và dầm chịu lực khẩu độ thấp thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều.
Tất nhiên là hầm chứa nước mưa ngầm phải kết hợp hệ thống xử lý nước trước khi đưa vào tưới cây hoặc hệ thống PCCC.
Nguồn thu từ những bể này
Cho đấu thầu gắn bảng quảng cáo xung quanh các sân vận động, bến xe… trên những bể chứa nước ngầm đó.
Tôi nghĩ số tiền thu lại sẽ không nhỏ, đủ trang trải tiền xây dựng ban đầu và vận hành bảo dưỡng hệ thống máy bơm. Hoặc thu tiền từ công ty công viên cây xanh cho việc sử dụng nước.
Xã hội hóa việc chống ngập cho thành phố để tiết kiệm tiền ngân sách:
Đã đến lúc chúng ta cần phải xã hội hóa việc chống ngập nước cho TP.HCM! Mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp cùng tham gia thay vì phải dùng ngân sách (là tiền thuế của dân) như hiện nay.
Doanh nghiệp được giao quỹ đất công, hoặc phần không gian phía bên trên hầm chứa nước để khai thác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó sau khi họ đã bỏ tiền ra đầu tư xây dựng hệ thống hầm chứa nước mưa để chống ngập khu vực đó.
Hoặc cho các doanh nghiệp đấu thầu và tự đầu tư và được quyền khai thác trên mặt bằng diện tích đó… sẽ thu lại số tiền không nhỏ.
Kết hợp các giải pháp đồng bộ khác:
Bên cạnh đó cũng cần có kết hợp những giải pháp khác như: khai thông kênh, nạo vét cống thoát nước mưa ra sông, ra suối.
Về diện tích làm hồ chứa: có thể tận dụng ngay diện tích mặt đường lưu thông làm hầm, bể chứa nước bên dưới.
Hiến kế chống ngập cho TP.HCM và các đô thị khác: - Bạn có sáng kiến gì trong việc giúp chống ngập? - Các đô thị khác nên rút ra những bài học gì để tránh rơi vào tình trạng ngập nặng như TP.HCM? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua email [email protected] hoặc bằng phần Ý kiến bạn đọc ngay bên dưới bài viết. TTO |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận