Tài xế xe công nghệ giao hàng ở đường Nguyễn Hữu Cầu, quận 1, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Trong số các dịch vụ bị ngắt đó có dịch vụ giao hàng 4 giờ nội thành tại các thành phố lớn - vốn được nhiều người dùng cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng vì mức giá rẻ, thời gian giao hàng hợp lý.
Trong thực tế, các ứng dụng thường ghép nhiều đơn giao hàng 4 giờ để tài xế tối ưu hóa thời gian di chuyển, giao được nhiều đơn hàng trên cùng cung đường.
Tuy nhiên, theo các shipper, giá cước đơn giao hàng 4 giờ đang ở mức rất thấp với khoảng cách 10km chỉ chưa tới 30.000 đồng tiền cước. Shipper phải chạy xuyên thành phố nhận hàng, rồi giao hàng tới 7 điểm nhưng tiền cước chẳng bù cho tiền xăng và công sức.
Không chỉ shipper xe 2 bánh, các bác tài chạy dịch vụ xe 4 - 7 chỗ cũng đang đứng ngồi không yên bởi đã vay góp để mua xe chạy dịch vụ.
Mỗi ngày chạy trong thành phố, trung bình tài xế nhận khoảng 800.000 - 1,2 triệu đồng. Chi phí xăng dầu đã hết 500.000 đồng, chưa kể phần phí "ăn chia" với app, hao mòn xe... thì số tiền thực nhận mỗi ngày không còn bao nhiêu.
"Nghề chạy xe chở khách không còn ngon ăn nữa, dù cố gắng cày nhưng chi phí tăng đủ thứ, cuối cùng chẳng được bao nhiêu. Giá cả tăng, khách đi lại ít, tài xế cũng ngáp vì ế. Tôi cũng đang tính bán xe, chuyển sang đi làm công nhân hoặc công việc tự do khác", anh N. Dũng, tài xế BeCar, chia sẻ.
Trong khi đó, đại diện Grab, Be và Gojek cho biết vẫn đang theo dõi sát diễn biến của giá xăng dầu để kịp thời điều chỉnh giá cước nhằm hài hòa lợi ích giữa khách hàng và tài xế.
Các ứng dụng chạy xe công nghệ cũng tung ra nhiều chương trình điểm thưởng để hỗ trợ một phần chi phí cho tài xế khi đáp ứng số chuyến hoạt động trong thời gian hãng quy định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận