Theo đó, cơ quan khí tượng nhận định xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (trừ năm 2015-2016 và năm 2019-2020). Các đợt xâm nhập mặn sẽ đạt đỉnh tập trung trong tháng 4 và 5. Cụ thể là tháng 4 và nửa đầu tháng 5.
Xâm nhập mặn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường. Do đó các địa phương cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo và chủ động biện pháp chủ động phòng, chống.
Trong các đợt triều thấp, các tỉnh thành Nam Bộ cần khuyến cáo người dân tích trữ nước ngọt để tưới tiêu trong thời điểm xâm nhập mặn gia tăng.
Về phương án "sống chung với mặn", PGS.TS Nguyễn Phú Quỳnh, phó viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rằng các địa phương cần chú trọng giải pháp kiểm soát nguồn nước ngọt, đặc biệt là các tỉnh ven biển cần chú trọng thời kỳ khan hiếm nước.
Tại những khu vực này cần đầu tư công trình kiểm soát để giữ nước ngọt tránh thất thoát ra biển.
Mặt khác, cần có những giải pháp mềm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu lịch thời vụ để thích nghi tốt hơn với chế độ dòng chảy. Đây cũng là cách để giảm áp lực cho việc xây dựng và vận hành công trình.
Về tình hình xâm nhập mặn hiện nay, chiều sâu ranh mặn lấn vào nội đồng (đơn vị 4‰) trong thời kỳ này tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 75-90km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 50-62km; sông Hàm Luông là 60-65km, sông Cổ Chiên là 45-55km; sông Hậu là 40-55km; sông Cái Lớn là 45-50km.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận