Phóng to |
GS-BS Trần Đông A |
GS-BS Trần Đông A - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) - là người luôn bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc đối với những trường hợp “mù mờ về giới tính” và đề nghị pháp luật phải thừa nhận vấn đề xác định lại giới tính.
- GS.BS TRẦN ĐÔNG A: Hồi còn làm việc ở Pháp tôi đã thấy người ta qui định thế này: mọi em bé mang tật bẩm sinh về bộ phận sinh dục khi sinh ra không được làm (giấy) khai sinh là nam hay nữ, mà chỉ được đặt tên (khoa học thế giới gọi đây là những trường hợp “mù mờ về giới tính”). Chỉ sau khi các nhà khoa học xác định giới tính thì mới ghi vào (giấy) khai sinh. Còn ở ta, giai đoạn hiện tại qui định việc xác định lại giới tính như trong dự thảo Bộ luật dân sự là phù hợp.
* Thế còn về lâu dài thì sao, thưa ông?
- Giới tính là gì? Nó phải được đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội mà xã hội ở đây còn có phong tục tập quán. Việc chuyển gái thành trai, trai thành gái khoa học làm được hết. Thế nhưng bây giờ nó đã phù hợp phong tục tập quán của ta hay chưa? Hay chuyển như vậy lại trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội?
Đại biểu Trần Văn Nam (Bình Dương): Phải thấy đó là nỗi đau của một con người Tôi nghĩ rằng đây là quyền nhân thân của con người mà Bộ luật dân sự cần phải qui định bởi một số người khi sinh ra không được hoàn thiện như mọi người, có giới tính chưa được định hình chính xác. Trước hết phải thấy rằng đó là nỗi đau của một con người, một sự thiệt thòi mà họ phải chịu đựng từ khi chào đời. Sự khiếm khuyết này dẫn đến tâm lý mặc cảm khó hòa đồng vào các quan hệ xã hội, nhất là khi họ trưởng thành. Việc xác định lại giới tính là hoàn toàn chính đáng. Dự thảo cần qui định rõ tiêu chuẩn, trách nhiệm của các cơ sở y tế khi thực hiện (việc xác định lại giới tính) và qui định cụ thể, rõ ràng các thủ tục liên quan đến vấn đề hộ tịch cho những trường hợp xác định lại giới tính. |
- Cái tôi làm là xác định lại giới tính. Chúng ta nên ủng hộ hoàn toàn việc này bởi số người bị “mù mờ về giới tính” ở VN khá nhiều. Mới đây tôi vừa giải quyết cho một trường hợp rất thương tâm. Đó là một cháu bé con của hai người bị tật bẩm sinh ở mắt. Cả chồng lẫn vợ đều không nhìn thấy rõ bộ phận sinh dục của con. Khi sinh cháu ra, họ chỉ biết sờ bên ngoài rồi đặt tên con là gái.
Nhưng lúc lớn lên, cháu lại mang hình dáng con trai, các xét nghiệm khoa học cũng cho thấy cháu là con trai. Sau ba lần phẫu thuật tôi đã “biến” cháu thành con trai song tên cháu thì vẫn con gái. Giờ đây, nếu không có qui định của pháp luật thì làm sao chúng ta có thể đổi tên cho cháu và làm sao cháu đi học được với cái tên mới.
* Như vậy khái niệm “xác định lại giới tính” là việc “phẫu thuật chuyển giới tính” trên thực tế?
- Đúng rồi. Ở đây là xác định lại giới tính bằng những biện pháp khoa học cho những trường hợp “mù mờ về giới tính”. Muốn xác định thế nào là “mù mờ về giới tính” thì phải thử, phải khám kỹ. Vấn đề là pháp luật phải thừa nhận để họ được đảm bảo quyền lợi dân sự. Bộ luật dân sự làm được điều này là rất tiến bộ. Trước đây không ai dám khai nhưng nay mai hễ cứ thấy con em mình bất thường là đưa đi khám.
* Còn đối với những trường hợp đã trưởng thành từng phải sống trong kỳ thị bao nhiêu năm thì giải quyết thế nào?
- Tôi cũng đã giải quyết cho những người như vậy. Từ sau năm 1975, tôi đã được mời đi hội chẩn ở Bệnh viện Bình Dân những trường hợp này. Lúc đó cũng chưa có pháp luật để áp dụng, song về phương diện khoa học thì làm được. Tôi muốn chia sẻ rằng khi chúng ta sinh ra ai cũng lưỡng tính về tâm sinh lý, tức là vừa có kích thích tố nam, lại vừa có kích thích tố nữ.
Cho nên đã có những người có cái kiểu suy nghĩ và đi lại ẻo lả thì tự nhiên lại biến kích thích tố nữ tăng lên và kích thích tố nam giảm đi. Ngược lại chị em tập luyện bắp thịt như đàn ông thì lại có khuynh hướng như nam giới. Người ta nói kích thích tố phụ thuộc vào cái đầu. Bây giờ cái đầu muốn là phụ nữ thì tự nhiên hoocmôn nữ cũng tăng thêm và ngược lại.
* Nhưng nếu chỉ phụ thuộc vào bản thân đương sự thì có thể dẫn đến những hệ quả pháp lý về sau. Chẳng hạn người ta ân hận vì việc đã quyết định chuyển sang nữ hoặc sang nam.
- Cái đó là quan hệ xã hội. Cho nên vấn đề cần giải quyết ở đây giữa cá nhân và môi trường là cực kỳ quan trọng. Các nhà khoa học trên thế giới đều nói rằng con người thời đại ngày nay là con người sống trong môi trường và xã hội. Sức khỏe con người là sự hài hòa giữa thể xác, tinh thần và môi trường xung quanh. Anh không thể nào có thể xác, tinh thần mà không có môi trường và ngược lại. Vì thế quan niệm, cách nhìn nhận trong mối quan hệ dân sự trong trường hợp này có ý nghĩa quyết định.
* Vậy những trường hợp trước đây ông từng xác định lại giới tính được dựa trên cơ sở nào?
- Theo khoa học. Tức là nếu chắc chắn con trai thì tôi cố gắng biến thành con trai. Nếu là nữ thì cố gắng biến thành nữ. Chúng tôi chỉ làm khi nó “mù mờ về giới tính” thôi. Chứ còn đang là trai 100% và khoa học nói nó là trai thì chúng tôi không có biến thành gái.
* Không phải chỉ “mù mờ”, có những trường hợp toàn bộ cơ thể (kể cả bộ phận sinh dục) là đàn ông nhưng tâm sinh lý lại là phụ nữ hoặc ngược lại thì xử lý thế nào, thưa ông?
- Chẳng riêng gì ta mà trên thế giới cũng đều có điều trị tâm sinh lý. Quá trình điều trị có thể dần dần chuyển đổi suy nghĩ của họ. Đó là cách dễ nhất. Bởi cái đó là ở trong cái đầu chứ không phải sinh lý. Phải chữa cái đầu mới đúng, chứ không phải chữa cái bên ngoài. Tôi là nhà khoa học, tôi không đồng ý chữa cái ngọn mà phải chữa cái gốc.
* Xin cảm ơn ông.
Tin bài liên quan:
* Bao giờ VN cho “xác định lại giới tính”? * Họ cũng là con người! * Nơi thách thức đấng tạo hóa! * Miền đất hứa của “giới tính thứ ba” * Để bóng được làm người * Tiếng khóc trong đêm...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận