14/05/2024 14:25 GMT+7

Website giáo dục giới tính cho bạn trẻ Việt Nam được Úc tài trợ

Nguồn tài nguyên từ bài viết, video, podcast đề cập đến các chủ đề 'khó nói' giúp học sinh, sinh viên và các lao động trẻ hiểu hơn về giáo dục giới tính.

Giao diện trang website về giáo dục giới tính vừa được ra mắt - Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Giao diện trang website về giáo dục giới tính vừa được ra mắt - Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Tổ chức phi chính phủ quốc tế MSI Reproductive Choices tại Việt Nam (MSIVN) chuyên hoạt động nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và Weploy (Úc) vừa cho ra mắt nền tảng website giáo dục giới tính "Like it is - Nó là thế đó!".

Dự án được Chính phủ Úc tài trợ tài chính.

Trang web nolathedo.vn có hơn 100 tài nguyên dưới nhiều dạng bài viết, hình ảnh, video, podcast, game… cung cấp các thông tin cho những bạn trẻ, học sinh, sinh viên được phân loại theo độ tuổi, từ những nội dung hiểu về cơ thể, dậy thì, đến các kiến thức về giới tính, tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai…

Học sinh, sinh viên có thể tìm hiểu các vấn đề khá phổ biến trong giáo dục giới tính như hiểu về kinh nguyệt, sử dụng bao cao su, viên uống tránh thai.

Một số câu chuyện nghe qua tưởng chừng "khó nói" cũng được các chuyên gia "bật mí" như "cô bé" thay đổi theo thời gian như thế nào, những màu sắc của "cô bé", chuyện "tự sướng" ở bạn nam…

Những vấn đề "gai góc" hơn như nhận diện xâm hại tình dục, quấy rối tình dục nơi làm việc, quấy rối tình dục trên Internet… cũng được các chuyên gia chia sẻ cho các bạn trẻ truy cập website.

Nhiều phụ huynh Việt Nam vẫn xem giáo dục giới tính, sức khỏe tình dục, sinh sản cho con cái là điều

Nhiều phụ huynh Việt Nam vẫn xem giáo dục giới tính, sức khỏe tình dục, sinh sản cho con cái là điều "khó nói" - Ảnh: TEEN VOGUE

Bà Nguyễn Thị Bích Hằng, giám đốc quốc gia tổ chức MSI Reproductive Choices tại Việt Nam, cho biết website ra đời xuất phát từ việc các chuyên gia nhận thấy tâm lý e ngại giáo dục giới tính của nhiều phụ huynh Việt Nam.

Trong khi đó, theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế, giai đoạn 2019-2021, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca phá thai, trong đó 30% là phụ nữ 15-19 tuổi với 70% là học sinh sinh viên.

Hằng năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên tại các cơ sở y tế công lập. Thực tế có thể cao hơn rất nhiều, do hơn 40% ca phá thai ở Việt Nam được thực hiện ở cơ sở tư nhân.

"Một số cha mẹ cho biết chia sẻ tình dục là chuyện nhạy cảm, cấm kỵ trong gia đình. Số khác phụ huynh nghĩ rằng con còn quá nhỏ, quá sớm để dạy về giới tính hoặc không nên vẽ đường cho hươu chạy", bà Hằng nói.

Mặt khác theo Weploy, các tài nguyên giáo dục sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản hiện vẫn còn khó tiếp cận.

Khảo sát gần đây của Weploy thực hiện khảo sát trên nhóm người trẻ từ 18 đến 30 tuổi tại Việt Nam cho thấy hơn 80% người được hỏi rất quan tâm tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục nhưng khó tìm thấy các thông tin chính thống đáp ứng nhu cầu.

Bên cạnh website cung cấp kiến thức thông tin, trong thời gian tới MSIVN và Weploy sẽ tổ chức thêm các chương trình đào tạo, tư vấn phi lợi nhuận nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản phù hợp với học sinh, sinh viên và các bạn lao động trẻ tại Việt Nam.

Bộ sách Giáo dục giới tính - kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 3-15 tuổi đạt kỷ lục Việt NamBộ sách Giáo dục giới tính - kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 3-15 tuổi đạt kỷ lục Việt Nam

Bộ sách 'Giáo dục giới tính - kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ 3-15 tuổi' vừa lập kỷ lục Việt Nam vì giáo dục giới tính cho trẻ từ 3 tuổi.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên