FPT Shop đã chọn hướng đi riêng khi sản xuất TVC thể loại cổ trang, xuyên không
Web drama "Gái xấu xiên không" do FPT Shop sản xuất, đang được yêu thích trên mạng xã hội Facebook và YouTube. Phim được sản xuất nhằm tôn vinh tình yêu, tình cảm gia đình và tri ân khách hàng vào dịp cận tết.
Web drama cổ trang về tình yêu
Nhân vật chính tên là Phương Giang, một nữ nhân viên văn phòng ở thế kỷ 21. Cô đem lòng yêu một chàng trai ở thời hiện đại.
Sau khi nhận được món quà đặc biệt từ FPT Shop, cô bất ngờ xuyên không trở về thời phong kiến, trở thành tiểu thư Cao Thi, con gái tể tướng nước Tri Quốc.
Sau đó, cô giả danh làm nô tì trong phủ Vương Gia của nước láng giềng Ngọc Quốc để tìm báu vật "ngàn năm có một" nhằm giải cứu người yêu ở quê nhà.
Cao Thi vướng vào mối tình tay ba phức tạp với Ngũ Vương Gia, Tiểu Vương Gia và bị cuốn vào âm mưu tranh giành báu vật. Trong khi đó, cô tìm cách trở về thế kỷ 21.
Cặp đôi Cao Thi và Ngũ Vương Gia ‘đốn tim’ người xem bởi những phản ứng hóa học trong phim
Khác với những tác phẩm cổ trang thường thấy, Gái xấu xiên không đã tạo dựng một thế giới huyền ảo của riêng mình, mạch phim vẫn được kết nối chặt chẽ và logic với nhau, mang đến một tác phẩm vừa có tính giải trí, vừa truyền tải được những giá trị văn hóa truyền thống mà FPT Shop khao khát truyền thừa đến các thế hệ trẻ hiện nay.
Với Gái xấu xiên không, nhóm sản xuất không chỉ muốn thực hiện TVC quảng cáo thông thường mà còn muốn dựng thành web drama có thời lượng một tiếng rưỡi. Do thời lượng lớn, khâu kịch bản được xây dựng kỹ lưỡng. Ý tưởng làm phim cổ trang Việt Nam đến vì nhóm đều là những người yêu thích phim ảnh và dòng phim trở về quá khứ. Đây cũng là cách nhóm sản xuất thể hiện sự trân trọng giá trị văn hóa dân tộc.
Làm phim cổ trang, nhóm sản xuất xác định phim không gắn với một thời đại nhất định trong lịch sử Việt Nam. Mọi bối cảnh, tình huống và nhân vật đều là hư cấu. Nhưng để khâu sản xuất đạt chất lượng, nhóm vẫn tìm kiếm bối cảnh, trang phục, đạo cụ, âm nhạc, dựng phim... sao cho phù hợp với cốt truyện.
Bối cảnh phim được đầu tư một cách nghiêm túc
Ý tưởng phim cổ trang Việt Nam
Một phần ý tưởng của bộ phim đến từ chiến dịch thiện nguyện giúp đỡ những sinh viên, gia đình có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn tết của công ty. Xuất phát từ một video ý nghĩa về tình yêu, tình cảm gia đình, dự án được phán triển thành web drama dài một tiếng rưỡi.
Lần đầu làm phim cổ trang Việt Nam, nhóm sản xuất cũng lo ngại có nhiều thiếu sót về trang phục, bối cảnh và đạo cụ - những chi tiết thường bị bắt lỗi trong phim cổ trang.
Nhóm đã liên hệ với nhiều cộng đồng cổ phục để được tư vấn về trang phục và lễ nghi như Việt Phục Hội, Việt Nam Cổ phục hội, các cửa hàng, thương hiệu thời trang chuyên về cổ phục Việt.
Được biết, trang phục trong phim phần lớn được tư vấn bởi Ỷ Vân Hiên - công ty chuyên nghiên cứu và phỏng dựng cổ phục Việt các thời kỳ.
Sự chỉn chu của phim còn thể hiện qua bối cảnh và trang phục của từng diễn viên phụ
Việc chọn diễn viên cho phim cũng phải trải qua nhiều sàng lọc vì diễn viên cần đóng tốt ở cả hai thời kỳ: hiện tại và quá khứ. Hai diễn viên đóng Ngũ Vương Gia và Tiểu Vương Gia như được "đo ni đóng giày" bởi tính cách nhân vật phù hợp với tính cách diễn viên ngoài đời. Nữ diễn viên chính tạo được ấn tượng tốt khi diễn xuất dễ thương, có "phản ứng hóa học" với bạn diễn nam.
Dàn diễn viên trẻ trung khiến phim mang màu sắc phim tình cảm tuổi teen, tuổi trẻ dưới vỏ ngoài cổ trang. Do đó, Gái xấu xiên không được lòng khán giả trẻ.
5 vị Vương gia trẻ trong phim
Bên cạnh đó, nhóm sản xuất cũng có những ý tưởng mới lạ như đưa điệu nhảy hiện đại trên nền nhạc sôi động vào chốn cung đình, hay sự xuất hiện của những sản phẩm công nghệ trong phim, hay khi nữ chính hướng dẫn các nhân vật thời phong kiến cách chụp ảnh "tự sướng".
Trong phim có đan xen những tình tiết hiện đại vô cùng thú vị
Giữa rất nhiều những TVC đã lên sóng trong mùa tết này, đa phần dưới hình thức video nhạc, web drama cổ trang "Gái xấu xiên không" là một món ăn tinh thần rất lạ. Điều này được thể hiện rõ thông qua phản hồi tích cực từ người xem trên kênh fanpage và Youtube của FPT Shop.
Đáng chú ý, tuy là phim quảng cáo nhưng mỗi chi tiết quảng cáo đều không bị sượng mà ngược lại còn tạo nên sự dẫn nối câu chuyện một cách hợp lý.
Phần quảng cáo rõ ràng nhất trong bộ phim chính là tại đoạn cuối cùng, 2 nhân vật chính tới để bảo hành sản phẩm. Tuy nhiên, FPT Shop đã khéo léo phô ra được thái độ phục vụ của nhân viên cùng chính sách bảo hành. Cho dù có là chi tiết quảng cáo nhưng không hề gây ra sự khó chịu mà còn khéo léo đưa những điểm cộng của thương hiệu tới với người xem.
Hình ảnh thương hiệu được lồng ghép khéo léo trong phim
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận