TTCT - Ba câu chuyện, ba quyết định, rất nhiều nỗ lực, họ sau cùng đều trở thành những người theo đuổi con đường học nghề và thành công trong niềm vui và sự tự tin quý giá. Như Ý đang là pha chế chính tại một thương hiệu nước giải khát ở Bình Dương. Ảnh: CTVNói dối gia đình để học nghềMột ngày hè 2019, Nguyễn Thị Như Ý (sinh năm 2001, quê Đắk Lắk) nhận được tin trúng tuyển cả Trường ĐH Tài chính - marketing và Trường ĐH Hùng Vương. Ý lẳng lặng đi nhận giấy báo rồi cất sâu vào ngăn bàn. Em không có ý định học ĐH vì từ đầu năm lớp 12, Ý quyết tâm sẽ học nghề.Trong những giấc mơ, Ý thường thấy hình ảnh một cửa tiệm nhỏ, nơi phục vụ các loại bánh ngọt, nước uống do tự tay mình pha chế và làm chủ. “Mọi người thường khuyên mình phải vào ĐH mới có tương lai.Các anh chị, thầy cô trong trường nhắc nhở học sinh: Con đường ngắn nhất dẫn tới thành công là ĐH. Mình thấy cũng có phần đúng, nhưng đó không phải là thứ mình kiếm tìm. Mình muốn môi trường tự do, nơi có thể sáng tạo các món ăn, các công thức ẩm thực riêng và tự làm chủ một quán”, Ý chia sẻ.Nói với gia đình ý định sẽ học nghề bếp, Ý bị phản đối kịch liệt. Không dưới ba lần, gia đình tổ chức “hội nghị” bàn tương lai của Ý, nhẹ thì những cái lắc đầu, nặng thì những lời trách mắng bất hiếu, không coi trọng công sức dưỡng dục của bố mẹ.Mẹ Ý buồn rầu rút ruột khuyên: “Không vào ĐH, 12 năm phổ thông lãng phí sao con?”. Bố em thì khăng khăng: “Có bằng ĐH, đi làm nhà nước, cuộc sống mới ổn định”.Không thể thuyết phục gia đình, Ý vào TP.HCM, nói dối gia đình vào học ĐH nhưng lại tìm một trường nghề học bếp núc. Ý học hai khóa pha chế (17 buổi) và nghiệp vụ bếp trưởng (2 tháng), một khoảng thời gian mà Ý mô tả “như cá về với nước”, mọi tiết học được bạn cảm thụ trọn vẹn, từng kiến thức như thấm vào cơ thể.“Mình thấy hạnh phúc dâng trào. Lúc mệt mỏi, chỉ cần vào bếp tự mình pha một ly nước, làm một cái bánh là thấy thoải mái. Người khác ăn thử rồi khen, mình càng sung sướng. Mình sống thật nhất với bản thân mình khi học bếp”, Ý nói.Sau hai tháng, Ý cho gia đình biết sự thật. Nghe tin, bố bàng hoàng và giận con gái ra mặt. Suốt một thời gian, ông không nói gì với con. Ý cố gắng xoa dịu và nhờ mẹ cùng các anh chị nói chuyện thuyết phục bố.“Một ngày nọ, bố chịu nói chuyện với mình, bố nói con đã quyết tâm và chọn vậy rồi thì còn nói gì được nữa. Từ đó, mình như được tiếp sức rất nhiều để bước tiếp”, Ý nói.Ý xin làm nhân viên pha chế với mức lương khá thấp, lại bị đồng nghiệp ăn hiếp. Những áp lực buổi ban đầu khiến Ý đôi lúc tự hỏi: Liệu lựa chọn bỏ ĐH, đi học nghề có đúng không? “Một người chị khuyên mình: Con đường thành công nào mà trải đầy hoa hồng, ĐH hay học nghề cũng thế thôi. Lời nói đó khiến mình thêm mạnh mẽ”, Ý cho biết.Hiện tại, Ý đang làm pha chế chính tại một chuỗi quán nước giải khát ở thành phố Dĩ An (Bình Dương), trong môi trường năng động, tôn trọng sự sáng tạo và có định hướng rõ ràng.Hằng ngày, Ý được giao chủ động tính toán pha chế, biến tấu với các nguyên liệu hiện có. Cô được tùy sức sáng tạo những loại siro riêng, giúp cửa hàng dễ bảo quản nguyên liệu và tạo điểm nhấn cho món nước uống.Mỗi ngày, Ý làm 10 tiếng, những buổi quán tổ chức biểu diễn nhạc acoustic thì ở lại đến 15 tiếng. Dù vậy, Ý vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được nâng cao tay nghề, học hỏi thêm nhiều cái mới, trong đó có cách thức kinh doanh. Cô gái nhỏ vẫn đang tích cóp hằng ngày để có thể mở một cửa tiệm nhỏ bán nước uống và bánh ngọt cho riêng mình.Thái Phương trong Kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019. Ảnh: CTVChọn nghề vì học phí thấpNăm 2019, Nguyễn Thái Phương (24 tuổi, Bình Dương), cựu sinh viên ngành kỹ thuật thoát và xử lý nước thải của Trường cao đẳng Kỹ nghệ 2, giành chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề thế giới, môn công nghệ nước.Sau thành công, Phương được trường mời làm giảng viên và trở thành chuyên gia huấn luyện cho các thí sinh nghề công nghệ nước của VN chuẩn bị tham gia Kỳ thi tay nghề thế giới 2021.Đó là quả ngọt sau quãng thời gian tôi luyện vất vả. Từng trúng tuyển Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Phương chuyển sang học trường nghề vì học phí rẻ hơn, khi ấy chỉ tốn 6,5 triệu/năm, bằng phân nửa so với học phí ĐH.“Tôi có thể tự kiếm tiền lo khoản học phí này vì nhà còn đứa em nhỏ, ba thì bệnh không làm việc được, mẹ tất tả buôn gánh bán bưng. Chưa kể học trường nghề thời gian học ngắn, dễ có việc sau khi ra trường”, Phương nói.Vừa học, Phương vừa đi giao hàng, chạy Grab... Có thời gian, cứ sáng sớm, Phương từ Bình Dương sang Q.9 (TP.HCM) đi học, khoảng 17h30 tan trường là chạy thẳng xuống Long An làm phụ hồ cho một công trình, tới 4h sáng mới xong, Phương về nhà rồi lại chuẩn bị đi học tiếp. “Mình con nhà nông, quen làm chân tay rồi”, Phương cười.Những cố gắng trong học tập của Phương đã được đền đáp. Phương được các thầy cô đưa vào đội tuyển thi tay nghề môn công nghệ nước, khi đó Phương đã có một ít kinh nghiệm làm việc tại một công ty môi trường. Qua nhiều vòng thi trường, bộ, rồi quốc gia, Phương đại diện cho VN sang Nga tranh tài cùng các bạn quốc tế năm 2019.Tham dự một cuộc thi tầm cỡ toàn cầu, Phương e ngại các đối thủ từ những nước có công nghệ tiên tiến. Đây cũng là năm đầu tiên VN thi môn công nghệ nước nên chưa có nhiều kinh nghiệm, các tư liệu, trang thiết bị cũng không nhiều.“Có một cái máy do trường nhập về VN cho tôi ôn tập nhưng tới nơi thì chỉ được ngắm một cái rồi phải lên đường đi sang Nga do thời gian rất eo hẹp. Sang Nga, tôi phải mất thêm thời gian làm quen với những thiết bị quá mới với mình”, Phương kể. Nhưng đó là một kỳ thi thành công, Phương nhận được chứng chỉ xuất sắc.Nguyễn Văn Hưng khi tham dự Kỳ thi tay nghề thế giới năm 2019. Ảnh: THIÊN TÔNBỏ dở đại học chuyển sang trường nghềNguyễn Văn Hưng (22 tuổi, Hà Nội) hiện là sinh viên khoa điện Trường cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. Năm 2019, Hưng nhận được chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc thế giới tại Kỳ thi tay nghề thế giới và là một trong 10 đại sứ kỹ năng nghề đầu tiên của VN.Trước đó năm 2018, Hưng từng được sang Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) ôn luyện cùng đội Hàn Quốc trong một năm. Mỗi ngày, Hưng và các bạn phải giải quyết vô số bài tập luyện tay nghề từ 8h - 23h, có hôm đến 2h sáng. Áp lực làm việc là khủng khiếp vì ở VN có thể làm một bài từ 1 - 2 tuần, nhưng khi ở Hàn Quốc tất cả phải đều xong trong ngày.“Nếu không làm được, tôi sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ ôn tập của cả đội nên càng phải cố gắng. Khi tôi sang Hàn Quốc đã trễ chương trình hơn các bạn ba tháng, nhưng chỉ một tháng cày cuốc, tôi đã bắt kịp các bạn, dẫu bị sụt hơn chục cân”, Hưng kể.Cũng nhờ chuyến rèn luyện ở Hàn Quốc đó, Hưng biết được năng lực của bản thân ở đâu so với các đối thủ để tự tin khi bước vào tranh tài tại Nga. Dù đạt kết quả tốt, Hưng vẫn còn tiếc nuối vì nghĩ mình có thể làm tốt hơn để nâng cao thành tích.Hiện tại, Hưng sắp tốt nghiệp. Nghĩ lại hành trình đã qua, Hưng vẫn nhớ như in bước ngoặt năm 2016 khi đang học học kỳ 1 khoa công nghệ thông tin ĐH Quốc gia Hà Nội thì bỏ học, chuyển sang trường nghề.“Tôi phải suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy môi trường học nhiều lý thuyết, không phù hợp với bản thân dù gia đình luôn khuyên bảo nên học tiếp ĐH. Tôi nghĩ, khi có cái nghề chắc chắn trong tay thì đi đâu cũng vững, không lo thất nghiệp”, Hưng tâm sự.■Hơn 80% có việc làm sau tốt nghiệpTS Trương Anh Dũng, tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết tỉ lệ học sinh, sinh viên trường nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 80%, trong đó sinh viên cao đẳng ra trường có việc làm đạt 85%, trung cấp 80%.Học sinh, sinh viên chưa có việc làm ngay phần lớn do tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn. Ở một số trường có uy tín, tỉ lệ tốt nghiệp có việc làm đạt 100%.Người thất nghiệp trở thành giám đốc công tyVõ Tấn Lộc (30 tuổi, Long An) từng tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Đây là ngành thu hút nhiều bạn trẻ đăng ký nhưng khi ra trường tìm việc không dễ dàng. Lộc nhớ lại đã loanh quanh thành phố xin việc mất hơn nửa năm trời nhưng không công ty nào nhận.Muốn chuyển ngành, Lộc thi lại ĐH và trúng tuyển vào ba trường: ĐH Văn Lang, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM và Trường cao đẳng Cao Thắng. Cuối cùng, Lộc chọn học ngành nhiệt điện lạnh tại Trường cao đẳng Cao Thắng. Năm 2005, Lộc được trường cử đi thực tập ở một cửa hàng điện lạnh tại Bình Dương và được giữ lại làm việc.Sau 5 năm, tay nghề được nâng cao và tích cóp tiền bạc, được người quen giúp đỡ, Lộc mở Công ty TNHH cơ điện lạnh Tiến Lộc Tài. Khi đã thành công, Lộc thường xuyên nhận các sinh viên Trường cao đẳng Cao Thắng đến công ty thực tập và giao việc ngay khi ra trường. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chuyện học nghề Tiếp theo Tags: Định kiếnChuyên gia tiếp thịDạy nghềHọc nghềKỳ thi tay nghề thế giớiTừ bỏ đại học
Bầu cử Mỹ: Hòa ở điểm bỏ phiếu đầu tiên, ông Trump tiếp tục vận động xuyên đêm NGỌC ĐỨC 05/11/2024 Đúng 0h ngày 5-11 (giờ địa phương), người dân Dixville Notch (bang New Hampshire) bỏ những lá phiếu đầu tiên trong ngày bầu cử Mỹ năm 2024.
Người vợ của Anh hùng biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai: Hòa bình rồi, tôi không còn làm vợ bé... HỒ LAM 05/11/2024 Ngày đất nước thống nhất, bà Đặng Thị Tuyết Mai, người vợ sau của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai mừng khấp khởi: 'Hòa bình rồi! Chồng tôi làm cách mạng, tôi không có làm 'vợ bé' của ai hết...'
Cận cảnh đôi đũa bằng ngà hải mã của vua Hàm Nghi được cho có thể phát hiện chất độc NHẬT LINH 05/11/2024 Ba hậu duệ của vua Hàm Nghi đã dành tặng lại 4 cổ vật, cũng là kỷ vật được vua sử dụng thuở sinh thời cho Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, trong đó có đôi đũa của nhà vua.
20 trẻ mầm non phải vào viện do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột TTXVN 05/11/2024 Chiều 5-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết sức khỏe 20 trẻ mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột đã ổn định.