09/07/2024 08:41 GMT+7

Vườn quốc gia Bến En nuôi, bảo tồn loài cheo cheo quý

Cheo cheo (Tragulus kanchil) là loài sống đơn độc tại các khu rừng hoang, khi gặp kẻ thù sẽ nhảy trốn rất nhanh. Chúng có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Loài cheo cheo (Tragulus kanchil) xuất hiện tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: TTXVN

Loài cheo cheo (Tragulus kanchil) xuất hiện tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: TTXVN

Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa cho biết đang triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, xây dựng mô hình nuôi sinh sản và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài cheo cheo (Tragulus kanchil) tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2023-2026)" nhằm xác định đặc điểm sinh học, hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, nguồn thức ăn để tìm ra phương án bảo tồn loài thú quý này.

Đến thời điểm này, kiểm lâm viên đã phát hiện cheo cheo tại 10 tuyến điều tra và xây dựng được mô hình nuôi cheo cheo sinh sản với quy mô đàn 20 con tại khu cứu hộ động vật hoang dã của đơn vị. 

Ông Nguyễn Đình Hiếu, phó giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En, cho hay kiểm lâm viên sẽ thực hiện việc điều tra hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái, sinh học cơ bản của loài cheo cheo tại 10 tuyến điều tra với chiều dài trên 3km/tuyến; đồng thời hoàn thành báo cáo điều tra, đánh giá hiện trạng và các mối đe dọa đối với loài này tại vùng đệm.

Bên cạnh đó sẽ xây dựng mô hình nuôi cheo cheo bán hoang dã, tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học trong điều kiện nuôi bán hoang dã của loài...

Cheo cheo là động vật quý, hiếm, đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Theo báo cáo của Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En, cheo cheo (Tragulus kanchil) là loài sống đơn độc tại các khu rừng hoang, không sống dựa theo bầy đàn, khi gặp kẻ thù sẽ nhảy trốn rất nhanh.

Tại Việt Nam, cheo cheo phân bố ở các vùng rừng núi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Đồng Nai, Tây Ninh. Tại Thanh Hóa, loài này được ghi nhận ở Vườn quốc gia Bến En.

Cheo cheo thường kiếm ăn vào ban đêm. Đây là loài thú móng guốc nhỏ, có bộ lông ngắn, mịn, bụng trắng, đuôi ngắn, mặt trên xám giống màu lưng, mặt dưới trắng, 2 chân trước thấp hơn 2 chân sau, bàn chân 4 ngón. Con đực có 2 răng dài thò ra ngoài thành nanh, thức ăn của chúng là: chồi, hoa, quả, hạt, cỏ, nấm ngoài tự nhiên…

Một số hình ảnh cheo cheo tại Vườn quốc gia Bến En:

Vườn quốc gia Bến En nuôi, bảo tồn loài cheo cheo quý- Ảnh 2.

Vườn quốc gia Bến En nuôi, bảo tồn loài cheo cheo quý- Ảnh 3.

Vườn quốc gia Bến En nuôi, bảo tồn loài cheo cheo quý- Ảnh 4.

Vườn quốc gia Bến En nuôi, bảo tồn loài cheo cheo quý- Ảnh 5.

Không thuộc danh mục động vật nguy cấp, cheo cheo lưng bạc được bảo vệ ra sao?Không thuộc danh mục động vật nguy cấp, cheo cheo lưng bạc được bảo vệ ra sao?

Loài cheo cheo lưng bạc vừa được phát hiện còn tồn tại ngoài tự nhiên sau gần 30 năm "mất tích" tại Việt Nam. Tuy số lượng còn ở nước ta rất ít, nhưng hiện chưa có đủ căn cứ để bảo vệ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên