02/01/2020 10:58 GMT+7

Vui Tết hôm nay, chợt nhớ về Tết xưa…

TIẾN VŨ
TIẾN VŨ

TTO - Cuộc sống vẫn luôn thay đổi mỗi ngày. Tết hôm nay cũng đã khác nhiều với Tết của ngày xưa. Nhưng dù ở thời nào đi nữa, Tết vẫn luôn là dịp để sum vầy bên gia đình.

Vui Tết hôm nay, chợt nhớ về Tết xưa… - Ảnh 1.

Không gian Tết đậm chất Nam Bộ được tái hiện lại ở Tet Festival 2020 - Ảnh: Tet Festival

Tết cổ truyền là sự kiện quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam, là cột mốc khép lại năm cũ và mở ra năm mới. Trong tâm niệm của người Việt, Tết luôn gắn với những hình ảnh vui tươi, hạnh phúc khi được sum vầy bên gia đình.

Ngày nay, quan niệm đó dường như không còn sâu sắc như trước nữa. Cuộc sống ngày càng trở nên vội vã, có những nét văn hóa đang phai nhạt dần và sự háo hức, mong chờ Tết cũng không còn nhiều như xưa.

Vui Tết hôm nay, chợt nhớ về Tết xưa… - Ảnh 2.

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt - Ảnh: Tấn Lực

Nếu Tết của ngày xưa là khoảng thời gian cả gia đình quây quần trông nồi bánh chưng, thì ngày nay, những chiếc bánh gói sẵn có thể được giao tới tận nhà qua một cuộc gọi hay dòng tin nhắn.

Nếu Tết của ngày xưa là lúc đám trẻ con phải phụ bố mẹ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, ngày nay, không ít người bỏ tiền ra thuê dịch vụ dọn nhà theo nhu cầu chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại.

Và nếu Tết của ngày xưa không thể thiếu những phiên chợ với dòng người tấp nập lựa cành đào, bánh kẹo, chậu quất thì Tết của hôm nay: chỉ cần vài cái "click" chọn lựa mặt hàng trên điện thoại hay máy tính là có nhân viên mang đến tận nơi.

Tết của thời nay có thể tiết kiệm công sức và thời gian hơn, đầy đủ và sung túc hơn, nhưng có phải vì thế mà nó làm người ta nhớ về Tết của ngày xưa nhiều hơn?

Thật ra đối với người lớn, Tết là một áp lực. Áp lực phải cố gắng chăm lo cho gia đình một đời sống vật chất lẫn tinh thần tốt hơn những ngày bình thường. Áp lực quà cáp cho sếp, cho cả những người chúng ta yêu thương, kính trọng.
Dù không ai bắt ép nhưng Tết đến và mang theo một áp lực kinh tế nhất định nên một số người “sợ” Tết là điều dễ hiểu. Dù cho Tết là ngày vui của cả đất nước thì không có nghĩa ai cũng có thể vui trong dịp này được.
Nhưng theo tôi, mọi người chỉ cần nghĩ rằng Tết là dịp để nghỉ ngơi, là thời gian trở về ở bên gia đình thì chúng ta sẽ đón Tết với một tâm thế thoải mái hơn. Tết xưa hay Tết nay thì đó cũng luôn là ngày để chúng ta báo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và sum vầy với người thân sau một năm lao động vất vả.

Quốc Cơ và Hồng Phượng đều là thế hệ 8X, nên Tết xưa cũng tầm những ngày mình còn nhỏ. Đúng là còn nhỏ thì mong chờ Tết lắm, để được quần áo mới, được bao lì xì, rồi được dẫn đi chúc Tết. Ngày đó thì mạng xã hội cũng chưa có phổ biến nên cảm giác đi đến chợ hoa, chợ tết cái gì cũng đẹp cũng lạ lẫm.
Còn Tết nay thì mọi thông tin đều được nắm bắt kịp thời nên sẽ dễ dàng hơn để chuẩn bị Tết. Nhiều khi bận quá nhưng vẫn có thể chuẩn bị chu đáo mọi thứ nhờ rất nhiều dịch vụ hiện tại.
Nhưng có lẽ sự mong chờ, nôn nao để thấy những cái mới đã không còn như xưa. Còn bé Bắp rất háo hức vì mọi thứ đều mới mẻ. Nhìn thấy sự háo hức ấy của con, mình sống lại ký ức tuổi thơ nhiều lắm. Và Quốc Cơ, Hồng Phượng nghĩ rằng Tết ngày nay cũng có những giá trị hay riêng như việc chúng ta có thể thấy mặt những người thân yêu cho dù có ở xa. Và cho dù là Tết xưa hay Tết nay thì điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố sum vầy mỗi khi xuân về.

Đó cũng là một trong những lý do để Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam kết hợp với Sở Du lịch TP.HCM quyết định tổ chức Tet Festival 2020, kể lại một cách dễ hiểu và hấp dẫn những phong tục, giai thoại của Tết cổ truyền Việt Nam cho thế hệ trẻ.

Vui Tết hôm nay, chợt nhớ về Tết xưa… - Ảnh 5.

Tet Festival 2020 sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 5-1 tại công viên Lê Văn Tám và miễn phí vé vào cửa. Dự kiến lễ hội năm nay sẽ đón tiếp hơn 40.000 lượt người tham dự - Ảnh: Tet Festival

Thông qua lễ hội này, ban tổ chức mong muốn sẽ đem đến cho các gia đình, đặc biệt các thiếu nhi và thanh niên cơ hội trải nghiệm Tết cổ truyền, hiểu thêm về ý nghĩa của các nghi lễ như dâng hương cầu nguyện ngưỡng vọng ông bà hay lễ cúng giao thừa.

Không gian ẩm thực tại Tet Festival 2020 sẽ có hàng trăm gian hàng đặc trưng đại diện cho 3 miền. Du khách có thể trải nghiệm những phong tục, tập quán trong dịp Tết kèm đặc sản cổ truyền từ mọi miền Tổ quốc.

Mâm cỗ miền Bắc có giò lụa, giò thủ, chả quế, thịt đông, dưa hành, xôi giấc. Mâm cỗ miền Nam có thịt heo kho tàu, chả giò chiên, củ kiệu tôm khô, tai heo ngâm giấm. Mâm cỗ miền Trung là nhiều món độc đáo như tré gia truyền, ram bách hoa, bê non ninh gừng, giò hon xôi trắng, chả cánh phụng.

Du khách khi tham gia lễ hội Tet Festival 2020 còn được mãn nhãn với các màn biểu diễn như múa lân, võ thuật, ảo thuật kết hợp cùng các tiết mục nghệ thuật chào đón Tết được tổ chức tại sân khấu chính. Các tiết mục âm nhạc đón xuân do nhiều ca sĩ, nghệ nhân thực hiện cùng phần biểu diễn nhạc cụ dân tộc, các chương trình ca nhạc truyền thống ba miền.

Quốc Cơ, Hồng Phượng, Vũ Mạnh Cường kể chuyện ăn tết Việt Quốc Cơ, Hồng Phượng, Vũ Mạnh Cường kể chuyện ăn tết Việt

TTO - Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2020, nhiều nghệ sĩ đang bắt đầu gấp rút hoàn thành công việc cũng như chuẩn bị mua sắm để chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc.

TIẾN VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên