Chú Hiến "tổng đài" dừng xe gọi điện xác nhận chuyến đi
Chú là Đặng Văn Hiến, 54 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM. Trước khi đến với công việc tài xế xe ôm công nghệ, chú Hiến từng là giám thị ở Trường THPT Nguyễn Trãi, quận 4 và Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7.
"Tôi tự nghĩ ra, làm gì cũng phải tạo điểm nhấn"
Sau khi xác nhận chuyến xe của khách hàng, chú Hiến gọi lại bằng giọng trầm nhưng rõ ràng từng chữ: "Grab Việt Nam trân trọng kính chào và cảm ơn quý khách đã đặt trọn niềm tin vào Grab Việt Nam. Xin lỗi quý khách có thể cho đối tác của Grab được trân trọng phục vụ quý khách ở địa chỉ nào vậy? Quý khách đợi trong vòng khoảng 3 phút nữa, xin trân trọng cảm ơn!".
Chiếc nón bảo hiểm được chú Hiến gói cẩn thận trong túi nilông dành cho khách hàng
Chú Hiến cho hay bất kỳ một giao dịch nào cũng cần có điểm nhấn, để lại ấn tượng cho khách hàng để họ tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ nên đã tự nghĩ ra những câu chào đặc biệt và nói như một tổng đài viên.
"Trước đây tôi từng công tác trong ngành giáo dục nên việc chắt lọc ngôn ngữ để nói chuyện với khách cũng tương đối thuận lợi" - chú Hiến cho biết.
Trong lộ trình di chuyển, những lúc chờ đèn đỏ ở ngã tư, chú Hiến tiếp tục nói thêm hai đoạn thoại nằm lòng mà ông hay gọi là dùng để "PR" cho công ty.
Chú Hiến “tổng đài” và những chuyến xe ôm công nghệ đầy ấn tượng
Khi được hỏi công ty có yêu cầu làm như vậy không, chú Hiến cho biết là do chú tự nghĩ ra từ lúc bắt đầu chở khách bằng ứng dụng Grab vào tháng 4-2018 và phía công ty cũng rất ủng hộ chú làm việc này.
Tùy theo khách hàng và lộ trình di chuyển mà chú sẽ linh động nói với thời lượng khác nhau, đôi khi có những khách hàng trông khó tính hoặc đang vội vã, chú ngại làm phiền nên chỉ lặng lẽ hoàn thành chuyến xe theo đúng yêu cầu.
Thành công của tài xế là sự hài lòng của khách hàng
Trong thời gian làm việc, chú Hiến đã đồng hành với rất nhiều khách hàng, ngoài cái tên Hiến "tổng đài" được mọi người đặt cho.
Kỷ niệm mà chú nhớ nhất là từng chở một sinh viên theo học ngành marketing đang chán nản trong việc học. Sau khi đi xe và nghe chú nói chuyện, chàng sinh viên đã lấy lại được niềm tin và có phản hồi rất tốt về chú với công ty. Những điều như thế khiến chú Hiến có thêm niềm vui và động lực để tiếp tục công việc.
"Mình đã dùng dịch vụ Grab hai năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên mình trải nghiệm một chuyến xe thú vị như thế này. Chú tài xế rất hoạt ngôn, đi đường cứ nói chuyện suốt để cho mình vui. Sáng đi làm mà bắt được một chuyến xe như vậy thì mình cảm thấy rất phấn khởi, buổi sáng của mình tràn đầy năng lượng luôn" - chị Trần Thị Thanh Hương, một khách hàng vừa sử dụng dịch vụ, chia sẻ.
Khách hàng bất ngờ với những thông tin chú Hiến "tổng đài" chia sẻ khi dừng đèn đỏ
Chú Hiến tiết lộ, mỗi khi chở con, chú cũng nói những câu nói tương tự, con chú cảm thấy rất thích thú. Vài anh em tài xế cũng đã học theo cách ứng xử đặc biệt này, mỗi người mỗi kiểu để xây dựng cho bản thân một dấu ấn riêng, ngoài ra còn là hình thức quảng bá cho thương hiệu của công ty.
Thái độ - yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ
Với chú Hiến, dù là bất kể ngành nghề nào cũng cần đặt cái tâm và nhiệt huyết vào công việc. Trong dịch vụ vận tải hành khách, bên cạnh yếu tố kỹ năng thì thái độ phục vụ rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và quyết định khách hàng có quay lại sử dụng tiếp dịch vụ hay không.
Chú Hiến cho biết: "Trước khi đi mình phải kiểm tra xăng xe, rửa xe sạch sẽ, sau đó kiểm tra tiền lẻ để thối cho khách, đúng giờ và thực hiện đúng quy trình chuyên môn".
"Tôi thường xuyên đi xe ôm công nghệ, cũng nhiều lần gặp những tài xế có thái độ không phù hợp, tuy nhiên lần này đi xe của chú tài xế này tôi thấy chú nói chuyện rất dễ thương. Nếu thái độ phục vụ mà tốt như thế này thì tôi nghĩ khách hàng sẽ tự quay lại lần sau, mà không cần phải chờ có khuyến mãi lớn" - anh Nguyễn Hoàng Minh, khách hàng, chia sẻ.
Kết thúc một chuyến đi bằng những nụ cười
Mang niềm vui đến cho người khác sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp hơn cho bản thân mình. Đây còn là một nét đẹp trong văn hóa giao thông, "chở" sự văn minh và thú vị trên từng chuyến xe, từng nẻo đường.
Cùng "Chuyến xe văn minh" xây dựng văn hóa giao thông
Hãy tham gia chương trình "Chuyến xe văn minh" do Tuổi Trẻ phối hợp các sở ngành TP.HCM phát động với sự đồng hành của Grab để cùng nhau nâng cao ý thức cộng đồng và lan tỏa những hành vi đẹp khi tham gia giao thông, giảm thiểu những câu chuyện buồn và những hậu quả không mong muốn như các trường hợp ở trên.
Không những thế, bạn còn có thể chung tay trao tặng nón bảo hiểm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn qua 2 hình thức đơn giản sau:
• Cách 1: Lan tỏa câu chuyện việc tốt
1. Nhấn thích hoặc chia sẻ các bài viết về "Chuyến xe văn minh".
2. Thay đổi khung chương trình "Chuyến xe văn minh" cho ảnh đại diện.
3. Đồng ý tham gia lan tỏa câu chuyện việc tốt.
• Cách 2: Gởi bài viết/hình ảnh/video về câu chuyện văn minh giao thông mà bạn chứng kiến, ý kiến của bạn để xây dựng văn hóa giao thông
1. Truy cập website: và gửi bài/hình ảnh/video theo hướng dẫn.
2. Tham gia từ Facebook cá nhân: đăng tải câu chuyện/ảnh chụp /video mà mình chứng kiến và quan sát được lên trang Facebook cá nhân ở chế độ công khai và gắn kèm hashtag #chuyenxevanminh.
3. Gửi đến email của chương trình tại địa chỉ [email protected]
Đặc biệt, khi tham gia chương trình theo cách 2, bạn sẽ có cơ hội được nhận quà tặng hằng tuần có giá trị 1 triệu đồng. Xem thêm thông tin tại
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận