* 19g30 ngày 1 và 2-9 (riêng 2-9 có thêm suất 9g30) tại rạp bạt của xiếc TP.HCM (công viên 23-9), Đoàn xiếc nhân dân Long An diễn ba suất phục vụ khán giả thành phố với gần 15 tiết mục được dàn dựng khá công phu và đa dạng thể loại. Giá vé: trẻ em 100.000 đồng/ vé, người lớn 120.000 đồng/vé. |
* Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh TP.HCM đồng loạt tổ chức chương trình văn nghệ tổng hợp dài khoảng 100 phút tại bốn địa điểm: Trung tâm Văn hóa (TTVH) Q.12, TTVH huyện Bình Chánh, TTVH huyện Cần Giờ, công viên lịch sử dân tộc. Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Quỳnh Liên, Nguyễn Phi Hùng, Hồ Bích Ngọc, Thanh Ngọc, Triệu Lộc, Trương Thế Vinh, Hòa Mi, Kiều Phượng Loan, Cẩm Thu, Chấn Cường...
* 19g30 ngày 2-9 tại cổng số 4 Nhà văn hóa Thanh niên diễn ra chương trình Quê hương và tuổi trẻ với các nhạc phẩm Diệt phát xít, Màu cờ tháng tám, Hành trình tuổi 20... với sự tham gia của các ca sĩ: Thanh Sử, Tống Hạo Nhiên, Hồng Kiệt, Quốc Huy, nhóm Áo Lính, X Band...
* Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thực hiện chương trình văn nghệ tổng hợp dài 120 phút tại Ngã ba Giồng (Hóc Môn) vào tối 2-9. Ðây là chương trình sân khấu hóa với nhiều ca cảnh, trích đoạn cải lương như Dấu chân phía trước, Sáng mãi niềm tin, Tái hiện lịch sử ngã ba Giồng...
* Lúc 21g ngày 2-9, công viên văn hóa Ðầm Sen tổ chức bắn pháo hoa tại cầu Cửu Khúc. Chương trình năm nay có nét khác biệt là có sự kết hợp bắn pháo hoa với hiệu ứng âm thanh.. 500 vị trí đẹp trên mặt hồ và quanh bờ hồ để xem bắn pháo hoa được bán với giá 50.000-120.000 đồng/vé.
Hà Nội: lễ hội Trung thu phố cổ
* Công viên Hồ Tây tổ chức chương trình Ðiểm hẹn mùa thu từ ngày 1 đến 3-9, biểu diễn các chương trình đường phố, xiếc, ảo thuật, nhảy hiện đại, vũ điệu Latin, múa bụng.
* Rạp xiếc Trung ương chào đón khán giả với hai buổi diễn lúc 9g và 20g hằng ngày, riêng ngày 2-9 có thêm suất diễn vào 14g30.
* Bảo tàng Dân tộc học liên tục mở cửa trong những ngày nghỉ lễ với việc tái hiện các trò chơi dân tộc, một số món ăn vùng cao. Trong khi đó, lễ hội Trung thu phố cổ năm 2012 từ 29-8 đến 12-9 trưng bày ngoài các sản phẩm đón Trung thu còn có các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, diễn ra tại cổng chợ Ðồng Xuân và các tuyến đi bộ Hàng Ðào - Ðồng Xuân - Hàng Giấy.
Ði xa hơn khu vực trung tâm, từ ngày 30-8 đến 2-9 tại khu du lịch văn hóa sinh thái Minh Hải, Bát Tràng diễn ra các hoạt động văn hóa, vui chơi. Ðặc biệt với Tuần lễ giao lưu văn hóa ẩm thực chay - Mùa báo hiếu 2012, người dân có thể giao lưu về sách, trà, thưởng lãm đêm hội hoa đăng và các chương trình âm nhạc. Tại công viên Thiên đường Bảo Sơn - nằm trên đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, khu vực thế giới đại dương mở cửa trưng bày nhiều loại cá, san hô, sinh vật biển, trong khi khu bảo tàng phố cổ tái hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân những ngày lễ tết.
Phim mừng lễ 2-9 * Phim tài liệu Quốc kỳ VN: Bộ phim tái hiện lịch sử ra đời, những thời khắc trọng đại trong lịch sử và trong lòng dân tộc của lá cờ đỏ sao vàng. Phim của đạo diễn Phạm Tô Hoàng, Hãng phim truyền hình TP.HCM (TFS) sản xuất, phát sóng vào 22g15 ngày 3-9 trên VTV1. * Phim truyện Nhìn ra biển cả. Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1910-1911 khi Bác dạy tại Trường Dục Thanh, Phan Thiết được tái hiện trong bộ phim truyện nhựa Nhìn ra biển cả do Hãng phim truyện Hội Ðiện ảnh sản xuất. Phim được phát sóng lúc 1g45, 9g35, 22g15 ngày 2-9 trên kênh VTV4. * Phim tài liệu Những giờ phút cuối đời Bác Hồ. Bộ phim do Xưởng phim Quân đội nhân dân VN sản xuất năm 1989, phát sóng lúc 23g15 ngày 2-9 trên kênh HTV7. * Phim truyện Hà Nội mùa đông 46. Ðây là tác phẩm của đạo diễn Ðặng Nhật Minh, kịch bản Hoàng Nhuận Cầm, Hãng phim truyện VN sản xuất, từng ra mắt khán giả đầu tiên năm 1997. Phim từng đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim VN lần 12-1999, phát sóng lúc 21g30 ngày 2-9 trên kênh VTV1. H.LÊ - N.LINH |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận