Ông Văn Hường tên thật Nguyễn Văn Hường, sinh năm 1934 tại Thủ Đức.
Văn Hường: Người ca tác phẩm vọng cổ hài đầu tiên của Viễn Châu
Hồi nhỏ, Văn Hường đi bán dạo ở rạp Nguyễn Văn Hảo. Vô tình nghệ sĩ Lệ Liễu nghe ông ca mùi nên rủ theo nghiệp hát. Rồi sau đó ông được bầu Bảy Cao, gánh Hoa Sen phát hiện.
Tiếp đó, ông lại may mắn được "Ông vua vọng cổ" Viễn Châu chú ý.
Khoảng những năm 1960, ông Viễn Châu sáng tạo ra thể loại vọng cổ hài. Văn Hường chính là người đầu tiên thể hiện với bài Tư Ếch đi Sài Gòn.
Do nghệ sĩ Văn Hường không có ngoại hình của kép đẹp nên ông bầu Bảy Cao và nhạc sĩ Viễn Châu hướng theo con đường kép hài.
Sau Tư Ếch đi Sài Gòn, ông có hàng loạt bài "Tư Ếch" như Tư Ếch đi chợ, Tư Ếch đi hội chợ, Tư Ếch, Ba Râu đi xem đại nhạc hội, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Văn Hường mê số đề, Văn Hường thương vợ nhỏ…
Kết hợp lập gánh hát
Ông Văn Hường từng kết hợp với cố nghệ sĩ Thanh Hải thành lập gánh hát Thanh Hải - Văn Hường.
Sau 1975 ông về công tác tại đoàn cải lương Thống Nhất (Tây Ninh). Sau ông về đoàn Sống Chung (Phước Chung).
Khoảng năm 1987, do tuổi cao ông nghỉ hát và về mở quán nghệ sĩ tại Thủ Đức.
Có thể nói, Văn Hường có cách ca vọng cổ hài duyên dáng, độc đáo không lẫn với ai.
Bởi vậy, trong cuộc đời của mình ông được các hãng đĩa mời thâu tới mấy trăm bài vọng cổ hài.
Cách ca và những tác phẩm của ông đem đến cho cải lương sinh khí mới.
Hài hước, vui nhộn và yêu đời hơn, bởi vậy nhiều khán giả rất khoái và mê Văn Hường.
Tang lễ nghệ sĩ Văn Hường được tổ chức tại nhà riêng ở Thủ Đức. Lễ động quan lúc 8h ngày 11-12. Sau đó hỏa táng tại nghĩa trang Phúc An Viên, thành phố Thủ Đức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận