Anh Phùng Giang Sơn và cháu Phùng Thanh H., đứa con mà anh Sơn đã được trao nhầm cách đây gần sáu năm - Ảnh: THÚY ANH
Theo ông Quang, khi em bé 6 tuổi thì Luật hôn nhân gia đình trong trường hợp cha mẹ ly dị cũng yêu cầu lắng nghe con xem ở với cha hay mẹ.
Trong vụ trao nhầm hai cháu bé, mỗi gia đình có phong cách sinh hoạt, lối sống khác nhau, nếu chuyển ngay cháu bé về sống ở gia đình cha mẹ đẻ, phân biệt đứa con huyết thống và con nuôi thì sẽ có nguy cơ làm tổn thương hai cháu bé.
Ông Quang cũng cho rằng lỗi của bệnh viện là cho hai gia đình, điều đó là rõ ràng, nhưng vấn đề cho đến nay là cần ứng xử văn minh: hai gia đình gặp gỡ nhau để các cháu làm quen với gia đình mới; bệnh viện nên mời chuyên gia tâm lý để phân tích các khía cạnh, nếu hai gia đình thấy hòa thuận, hai cháu bé đó là con chung của hai gia đình, hai gia đình cùng quan tâm chăm sóc 2 cháu sẽ là cách ứng xử tốt nhất.
Cách ứng xử đó vượt mọi khuôn khổ về đền bù, xử phạt mà đặt hai cháu bé vào vị trí trung tâm.
"Nếu không thận trọng thì sẽ tổn thương cả 2 trẻ. Chuyên gia tâm lý tiếp xúc, nếu nói chuyện, cho hai cháu gặp nhau, gia đình nọ đến gia đình kia chơi và ngược lại, các gia đình hãy nghĩ là mình được 2 đứa con.
Còn nghĩ con này con đẻ, con kia không con đẻ các cháu sẽ cảm thấy sự phân biệt, sẽ tổn thương" - ông Quang chia sẻ.
Theo anh Phùng Giang Sơn, một trong hai gia đình bị trao nhầm con ngày 1-11-2012, từ khi anh biết cháu Đ.N.M là con mình, anh đã gặp cháu hơn 10 lần và gia đình anh đã sẵn sàng đón cháu về.
Nhưng chị Vũ Thị H., người mẹ đang nuôi con anh Sơn thì vẫn đang trong tâm trạng rất sốc và cần thêm thời gian.
Đây là vụ phát hiện trẻ bị giao nhầm sau khi sinh thứ 2 trong khoảng ba năm gần đây (vụ trước đây phát hiện tại tỉnh Bình Phước).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận