Phóng to |
Hành vi này được Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa đồng tình bằng một tờ trình “đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét” vào ngày 28-4-2004.
Thật ra, trước khi Sở Xây dựng có công văn đề nghị tỉnh cho RIT “mở rộng thêm” 8.300m2 thì RIT đã có văn bản gửi cho các cơ quan chức năng vào ngày 19-4-2004 để thông báo về việc “công ty đang tiến hành san lấp biển”. Tức là RIT đã “vượt rào” lấn chiếm biển mà chẳng cần chờ đợi các thủ tục cho phép. Trong công văn đó, tổng giám đốc Mehmet Kin còn nêu rõ phần diện tích mà RIT tự ý lấn chiếm là “nằm ngoài chỉ giới đất của dự án hướng ra biển trên nền san hô”. Và trên diện tích lấn chiếm ấy, RIT sẽ xây dựng hai hồ bơi và ba nhà nghỉ.
Mặc dù vậy, Sở Xây dựng vẫn ra văn bản “xin” cho RIT được lấn biển. Các thủ tục này thực chất là hợp thức hóa cho việc “tiền trảm, hậu tấu” của RIT mà thôi. Văn bản của Sở Xây dựng do giám đốc Trần Kỳ Định ký đã được ông Trần Minh Duân - phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (khi ấy) - duyệt.
Sau đó, RIT không những không thực hiện thêm các thủ tục thuê đất đối với phần diện tích tự ý lấn chiếm mà còn “thừa thắng xông lên”, san lấp vượt gần gấp ba lần diện tích 8.300m2 đã được “hợp thức hóa”. Cụ thể, theo kết quả kiểm tra vào ngày 11-5-2005 của Thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường thì RIT đã đổ đất, san lấp biển ngoài diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới 22.952m2. Chính vì vậy mà RIT bị xử phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng.
Ngày 15-5-2005 UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công văn gửi Sở Tài nguyên - môi trường yêu cầu sở này bổ sung biện pháp xử lý hành chính, đồng thời buộc RIT phải phục hồi hiện trạng ban đầu. Thế nhưng điều đó không được giám đốc sở Mai Đức Chính chấp hành nghiêm chỉnh. Ngược lại, ông Chính còn yêu cầu cơ quan chức năng cấp dưới “hướng dẫn chuyển đổi mục đích và bổ sung qui hoạch” cho Rusalka. Cho đến khi Nguyễn Đức Chi bị bắt thì vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận