Phóng to |
Cháy trạm 500kV Đà Nẵng - Ảnh: Đ.Nam |
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hà Đông - giám đốc PCC2 - cho biết nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được xác định, toàn bộ hiện trường vụ cháy đã được niêm phong chờ cơ quan điều tra của Bộ Công an vào làm việc. Tuy nhiên, theo ông Đông, máy biến áp AT2 này được lắp đặt và vận hành liên tục từ năm 1994 đến nay nên không ngoại trừ việc “lão hóa”.
Giải thích với báo chí vì sao khi sự cố xảy ra thì hệ thống chữa cháy tự động của trạm không hoạt động được, ông Đàm Quang Vinh - phó giám đốc kỹ thuật PCC2 - nói do nguồn điện dự phòng cấp từ Nhà máy điện diesel Cầu Đỏ (Điện lực Đà Nẵng quản lý) không đáp ứng kịp thời nên phương án chữa cháy tại chỗ đã không phát huy tác dụng.
Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ, hệ thống báo và chữa cháy tự động vốn được lắp đặt tại trạm biến áp 500kV Đà Nẵng (do Tập đoàn Điện lực VN - EVN đầu tư với một khoản tiền không nhỏ) tỏ ra không phát huy được hiệu quả chữa cháy, một vài nhược điểm của hệ thống này đã bộc lộ sau một thời gian đưa vào khai thác sử dụng. Điều này đã được chính PCC2 kiến nghị EVN cho thay thế, nhưng EVN vẫn chưa có ý kiến chính thức. Ông Vinh còn xác nhận: “Ngoài trạm 500kV Đà Nẵng, hai trạm biến áp khác 220kV Hòa Khánh và 220kV Dốc Sỏi cũng đang áp dụng công nghệ chữa cháy tự động này”.
Cách đây chừng hai tháng, một vụ hỏa hoạn tương tự đã xảy ra và thiêu rụi một máy biến áp tại trạm biến áp 500kV Pleiku (Gia Lai) trước sự bất lực của lực lượng chữa cháy tại chỗ. Còn vụ cháy tại trạm 500kV Đà Nẵng chỉ xảy ra đúng 50 ngày sau lần diễn tập chữa cháy do PCC2 phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp thực hiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận