TTCT - Phán quyết của Tòa án Los Angeles khẳng định hai ngôi sao ca nhạc Pharrell Williams và Robin Thicke đã ăn cắp tác phẩm của nhạc sĩ Marvin Gaye, phải chịu phạt tiền 7,3 triệu USD, giúp mở ra nhiều điểm để đối chiếu với âm nhạc Việt Nam vốn đang có không ít điều tiếng về chuyện đạo nhạc. Robin Thicke (bìa trái) và Pharrell (bìa phải) bị xử phạt 7,3 triệu USD vì tội đạo nhạc - Ảnh: CourtesySuốt những ngày đầu tháng 3 này, vụ kiện cáo liên quan đến Pharrell Williams và Robin Thicke đã làm tốn nhiều giấy mực và thì giờ của giới âm nhạc.Với nhiều người, Pharrell Williams là một tượng đài quá lớn do những thành công vượt bậc trong sự nghiệp của mình. Việc bị tố đạo nhạc sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc của Pharrell Williams từ nay về sau.LÀM GIÀU TỪ SAO CHÉP Ý TƯỞNGSự kiện được tóm tắt như sau: bài hát Blurred lines do Pharrell Williams và Robin Thicke sản xuất bị con gái của nhạc sĩ Marvin Gaye phát đơn kiện: cô phát hiện nó giống với bài Got to give it up của cha mình. Bài Got to give it up viết vào năm 1977, nhưng đến năm 2013 thì bị đôi danh ca này sao chép và điền tên mình là tác giả, cho phát hành với tên Blurred lines.Điều đáng nói là bài hát Blurred lines đã thắng lớn trên thị trường ca nhạc, tờ Hollywood Reporter cho biết đã có 7,3 triệu bản bán ra và tiền thu được là hơn 16 triệu USD. Chính vì vậy số tiền ban đầu trên đơn kiện của gia đình Marvin Gaye đòi bồi thường lên đến 25 triệu USD.Tuy nhiên sau khi phán quyết, tòa đã yêu cầu đôi nghệ sĩ này bồi thường cho gia đình của nhạc sĩ Marvin Gaye 7,3 triệu USD, tức bằng số bản phát hành như một lời cảnh cáo của bồi thẩm đoàn rằng mỗi một bản Blurred lines thu được đều có bóng dáng của Marvin Gaye.Chi tiết của số thu này còn được làm rõ như sau: 4 triệu USD thiệt hại quyền tác giả, số còn lại chia cho hai người Thicke và Williams.Đặc biệt, tiền phạt của Thicke (1,8 triệu USD) cao hơn Williams là do khi Williams “chế tác” bài hát của Marvin Gaye thành một bài hát mới, gắn thêm một phần rap vào và điền tên sáng tác của hai người vào, còn Thicke không làm gì cả nhưng thích chí và làm thinh chấp nhận, không có trách nhiệm gì với bài hát bị chọn sao chép.Dĩ nhiên, người phản ứng với phán quyết của tòa án dữ dội nhất là Pharrell Williams. Anh nói rằng cách nhận định như vậy sẽ hủy diệt tương lai sáng tạo của âm nhạc.Không thể chối cãi việc dựa vào bài Got to give it up để làm nên Blurred lines, nhưng Pharrell Williams nói rằng mình đang cố tái tạo một cảm giác của thập niên 1970 trên nền tảng mới, và đó không thể là điều gọi là vi phạm.Tuy nhiên, tòa án vẫn giữ phán quyết của mình và nhấn mạnh việc vay mượn phải được làm rõ từ đầu chứ không thể lập lờ, coi như một sáng tạo riêng. Sao chép và ăn cắp phải coi ngang hàng như một tội ác.“Khi bạn bị ăn cắp một điều gì đó, lại công khai và thách thức, không khác nào bạn bị cầm tù trong sự dối trá. Nhưng giờ tôi và gia đình thấy mình như được tự do” - con gái của nhạc sĩ Marvin Gaye -LÀM SAO ĐỂ ĐỊNH TỘI?Để làm rõ trắng đen, tòa án đã phải mời một ban bồi thẩm đoàn với nhiều thành phần là người sáng tác ca khúc, nhạc sĩ hòa âm, người viết lời...Sau khi nghe các bị cáo trả lời trước tòa, các thành viên bồi thẩm đoàn đã dành ra đến tám ngày nghe đi nghe lại hai bài hát này - Blurred lines và Got to give it up, phân tích từng ô nhịp, nghe từng các nhạc cụ phối hợp để so sánh, các chuỗi hòa âm của hai bài... Cuối cùng chính Williams cũng phải ngạc nhiên khi nghe các phần bass hai bài hát được tách riêng ra và so sánh, rồi xác nhận cả hai như cùng chơi một kiểu.Nhưng điều quan trọng là tòa án phán quyết về sao chép và ăn cắp sở hữu trí tuệ nói rằng vấn đề không phải chỉ ở hòa âm hay giai điệu bị sao chép, mà “không gian riêng của bài hát, gồm âm thanh và cảm nhận, được tạo nên một cách độc đáo riêng của Marvin Gaye đã bị nhân bản lộ liễu”, như tờ Financial Times ghi nhận.Điều này mở ra một chương mới trong việc định nghĩa sao chép, đạo nhạc. Ví dụ, ai đó có trình độ, khi sao chép và lai tạp các câu vọng cổ và tạo ra một câu na ná, gọi đó là sáng tạo thì cần phải được định nghĩa là ăn cắp chứ không thể gọi là sáng tạo từ cảm xúc có sẵn của người khác.Lâu nay ở Việt Nam đã rộ lên phong trào lấy beat nhạc của người khác rồi ngẫu hứng lời mới trên đó. Beat nhạc ở đây, tức phần nhạc nền hoàn chỉnh nhưng không có lời hát, việc bịa ra một giai điệu hay lời mới nào đó chỉ có giá trị giải trí nghiệp dư phi lợi nhuận, còn nếu đã vào thị trường buôn bán phải bị coi như là tội phạm về sở hữu trí tuệ.Trả lời báo chí sau phiên tòa, Pharrell Williams chống chế cảm xúc không phải là của cải riêng để sở hữu nên việc vay mượn là điều bình thường, tuy nhiên ngay chính anh ta cũng không thể trả lời được câu hỏi mà báo chí dành cho mình rằng liệu cảm xúc sáng tạo riêng của anh trong bài hát nào đó bị người khác vay mượn và làm ra tiền thì anh có đồng ý không? Tags: Đạo nhạcPharrell WilliamsMarvin Gaye
Cuộc 'lột xác' ngoạn mục bờ Thủ Thiêm sông Sài Gòn chỉ sau một năm LÊ PHAN 26/01/2025 Chỉ hơn một năm trước, đôi bờ sông Sài Gòn qua trung tâm TP.HCM vẫn còn bên hiện đại, bên bờ lau lách mà giờ đây hoa đã nở, đèn rực sáng, nhạc đã hòa ca đón xuân về.
Elon Musk sẽ phá vỡ quy tắc vàng khi mua Liverpool thay vì Manchester United QUỐC THẮNG 26/01/2025 Tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ phá vỡ nguyên tắc vàng nếu ông quyết định mua CLB Liverpool thay vì Manchester United.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.