VPBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững - Ảnh: VPBANK
Do chuyển đổi thành công và luôn dẫn đầu về tăng trưởng, VPBank ngày càng lớn mạnh và thực sự bứt phá trong 10 năm trở lại đây.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tàn phá sức khỏe của nhiều doanh nghiệp nhưng, nhờ linh hoạt ứng phó, VPBank vẫn hoàn thành được mục tiêu kinh doanh, vừa đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, vừa tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Lợi nhuận sau 10 năm tăng 20 lần
Cụ thể tổng tài sản năm 2010 của VPBank đạt 59.807 tỉ đồng thì vào năm 2020 đã tăng lên 419.027 tỉ đồng, tăng hơn 7 lần. Năm 2020, dư nợ cấp tín dụng đạt 322.881 tỉ đồng, gấp 10 năm trước hơn 11 lần.
Huy động khách hàng và giấy tờ có giá đạt 296.273 tỉ đồng, tăng gấp gần 9 lần so với năm 2010.
Đặc biệt quy mô tổng thu nhập hoạt động tăng gấp gần 30 lần, từ 1.309 tỉ đồng năm 2010 đã đạt 39.033 tỉ đồng 10 năm sau đó. Lợi nhuận trước thuế tăng 20 lần lên 13.019 tỉ vào năm 2020.
Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank được giữ dưới mức 3% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và tại ngân hàng riêng lẻ là 1,98%.
Nằm trong danh sách nộp thuế lớn nhất cả nước
Nhờ kinh doanh hiệu quả, nhiều năm liền, VPBank luôn nằm trong top các doanh nghiệp dẫn đầu về nộp ngân sách. Theo số liệu của Tổng cục thuế, trong danh sách 1.000 người nộp thuế lớn nhất cả nước năm 2019 thì VPBank (công ty mẹ) xếp thứ tự 18, đứng thứ 3 trong số các doanh nghiệp có vốn tư nhân. Trong khi đó, Công ty tài chính VPBank với thương hiệu FE Credit (công ty con của VPBank) cũng được xếp thứ tự 24.
Chỉ tính trong vòng 5 năm qua, VPBank đã nộp thuế gần 12.000 tỉ đồng cho ngân sách, trong đó riêng ngân hàng mẹ nộp thuế gần 6.200 tỉ đồng.
Có được kết quả này là nhờ vào sự kiên định theo chiến lược kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả vận hành và giảm thấp chi phí do ứng dụng số hóa với 96% lượng giao dịch diễn ra qua kênh ngân hàng số và ngân hàng tự động.
Từ năm 2015, VPBank liên tục giữ vững vị thế là ngân hàng dẫn đầu ở khối ngân hàng TMCP tư nhân về doanh thu, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách về lợi nhuận so với các ngân hàng có vốn nhà nước. Bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, năm 2020, lợi nhuận của VPBank đạt 13 nghìn tỉ đồng.
Đại diện VPBank nhận giải thưởng Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất - Ảnh: VPBANK
Thành công nhờ chuyển đổi số
Những năm qua, VPBank tập trung ưu tiên đầu tư vào chuyển đổi số, tạo ra hệ sinh thái dịch vụ tài chính thông qua nền tảng công nghệ và các đối tác phát triển. Thông qua việc gắn kết các hoạt động kinh doanh với trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, đồng thời ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực hoạt động, hàng loạt tác nghiệp tại VPBank hiện nay có thể triển khai hoàn toàn tự động mà không cần sự tham gia của con người.
Các chương trình số hóa của VPBank tạo ra sự thân thiện, kết nối tốt hơn với khách hàng và cũng mang lại nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng mới.
Ghi nhận những nỗ lực của VPBank, ngân hàng đã được Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) ba lần liên tiếp trao tặng giải thưởng Ngân hàng Chuyển đổi số tiêu biểu trong khuôn khổ Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2020 khi đứng đầu về đầu tư hạ tầng công nghệ; mức độ an toàn, an ninh; tốc độ tăng trưởng khách hàng, số lượng máy ATM/CDM, tổng số tiền giao dịch bình quân cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Việc kiểm soát tối đa chi phí kết hợp với áp dụng số hóa đã giúp chi phí hoạt động hợp nhất được kiểm soát giảm 7,7% so với 2019. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hợp nhất giảm mạnh còn 29,2% so với 33,9% cuối 2019, ở nhóm tốt nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam tại thời điểm 31-12-2020.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận