Ông Nguyễn Đình Trung - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết vào năm 2002 "Vòng thành đá trắng" lần đầu tiên được khảo sát.
Kết quả nghiên cứu xác định đây là dấu vết của một di tích thành cổ đã bị phá hủy. Từ năm 2007 đến nay, di tích tiếp tục được khảo sát, khai quật nhiều lần.
Sau khi đào, khai quật hơn 70 hố với diện tích nghiên cứu gần 4.000m2, các nhà khảo cổ đã thu thập được hơn 200.000 hiện vật là mảnh vỡ gốm khác nhau thuộc giai đoạn văn hóa từ thời tiền sử đến thời kỳ Chân Lạp và Champa.
Kết quả khai quật cũng cho thấy một diện mạo, cấu trúc của một khu vực thành trung tâm và hệ thống hào xung quanh.
Hội thảo diễn ra sáng 11-9 đánh giá, nghiên cứu sâu hơn diện mạo của di tích, một trong số ít di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ.
Thành cổ này có nhiều đặc điểm mang đậm nét của văn hóa Champa và được xem là nguồn tư liệu quan trọng để làm rõ lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như Nam Bộ.
Để có cơ sở bảo vệ, bảo tồn di tích này, các đại biểu đề nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xếp "vòng thành đá trắng" là di tích cấp tỉnh và hướng tới nâng cấp di tích cấp quốc gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận