Long An đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng để thu hút nhà đầu tư. Ảnh: Nguyễn Huỳnh
Nhiều "đại bàng" về xây tổ
Với quỹ đất sạch rộng lớn, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và môi trường đầu tư thông thoáng, Long An trở thành "đối trọng" phát triển kinh tế công nghiệp với Bình Dương hay Đồng Nai nhiều năm gần đây.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023, Long An có 118 dự án FDI mới được cấp phép với tổng vốn cấp mới đạt gần 603 triệu USD, cùng 81 dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn gần 118 triệu USD. Tính đến tháng 3 năm nay, tỉnh thu hút 1.308 dự án với vốn hơn 13 tỉ USD, vào top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn tiếp tục chọn Long An để ‘xây tổ' cho các nhà máy, dự án khu công nghiệp. Chẳng hạn, mới đây Suntory PepsiCo Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 tại huyện Đức Hòa (Long An). Nhà máy này có quy mô 20 ha, vốn đầu tư hơn 300 triệu USD (tương đương 7.500 tỉ đồng) và sẽ đi vào hoạt động quý I/2026.
Ngoài PepsiCo Việt Nam, các ông lớn như AEON, Lotte, Misubishi, Yokorei.... đã và đang đầu tư loạt dự án quy mô tại Long An.
Tính đến quý I năm nay, Long An có 35 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích quy hoạch hơn 9.300 ha. Trong đó, 26 khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư, diện tích đất sạch có thể cho thuê hơn 650 ha.
Hiện các khu công nghiệp đã thu hút hơn 1.900 dự án, trong đó có 954 dự án FDI và 951 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư hơn 6.600 triệu USD và 140.000 tỉ đồng. Đến nay, khoảng 183.000 lao động đang làm việc tại hơn 1.600 doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Từ những động lực sẵn có, mục tiêu đến năm 2030 Long An phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp với quy trình tự động hóa và sản xuất tiên tiến, tiếp nối động lực phát triển từ TP.HCM đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long...
Phát triển đô thị công nghiệp sinh thái
Hiện, Long An định hướng phát triển mạnh đô thị công nghiệp sinh thái. Thực tế, mô hình phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ hiện đại đã xuất hiện nhiều năm trên thế giới. Từng có mặt tại Bình Dương, Đồng Nai, mô hình này trở thành một điểm sáng thu hút đầu tư cho thị trường nơi đây.
Phối cảnh một khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tích hợp tại Long An - Ảnh: Prodezi
Với Long An dù "đi sau" nhưng được đánh giá có đà phát triển mạnh do dư địa về nhu cầu nhà ở còn lớn. Vùng đất có nhiều lợi thế về vị trí, quỹ đất khu công nghiệp, giá bất động sản, hạ tầng giao thông và tốc độ giãn dân như Long An, việc hình thành các cụm khu công nghiệp sinh thái là một hướng đi bền vững.
Gần đây, một số dự án phát triển theo mô hình này đã manh nha xuất hiện tại thị trường Long An và nhận được quan tâm tích cực. Chẳng hạn, tại Bến Lức hình thành khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tích hợp Prodezi quy mô 500 ha.
Đây là khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tích hợp phát triển theo định hướng xanh, sinh thái với 50% tổng lượng điện được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý nước tiên tiến và hệ thống thu gom nước mưa chuyên dụng tái sử dụng, bảo tồn môi trường sống sinh thái tự nhiên.
Đi cùng với mô hình này là khu đô thị LA Home. Dự án đa dạng loại hình nhà ở từ nhà phố liền kề, biệt thự view sông đến shophouse thương mại được kỳ vọng trở thành chốn dừng chân của nhiều đối tượng khách hàng.
Trong đó, nhu cầu thực tế là chỗ ở cho hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư, quản lý cấp cao, lao động tại Prodezi và các cụm khu công nghiệp liền kề.
Phối cảnh khu tập thể thao tại dự án Khu đô thị LA Home. Ảnh: LA Home
Đại diện chủ đầu tư này nhận định, đối tượng khách hàng là các chuyên gia cần nơi ở có đầy đủ tiện ích như trường học, y tế, văn hóa, thể thao, thương mại dịch vụ... hội tụ sát bên, thuận tiện di chuyển từ nơi làm việc đến chốn về nhà.
Dự án khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tích hợp Prodezi và khu đô thị LA được phát triển theo mô hình phát triển khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Chủ đầu tư kỳ vọng, mô hình này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất mà còn hỗ trợ việc giãn dân cư tại các khu trung tâm thành phố.
Đồng thời, giúp các địa phương củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, mô hình biến phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư trở thành đòn bẩy để củng cố, phát triển toàn diện kinh tế địa phương, kiến tạo môi trường sống phục vụ một cộng đồng dân cư đa dạng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận