08/04/2015 16:17 GMT+7

Vòi vĩnh ở sân bay quốc tế: biết rồi, khổ lắm, nói mãi

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Chuyện cũ đã và đang tồn tại mà bây giờ mới kể - đó là comment của bạn đọc Thuynguyen sau khi đọc bài viết "Vòi vĩnh ở sân bay quốc tế" (Tuổi Trẻ 8-4)

Hành khách đi nước ngoài chờ kiểm tra hành lý ký gửi tại phòng soi của hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiều 7-4 - Ảnh tư liệu

Cùng cách nhìn, bạn đọc Trần viết: "Việc hải quan, an ninh sân bay làm khó nhằm đòi tiền là chuyện xưa hơn trái đất, cả thế giới đều biết".

Bạn đọc Nguyen phân tích: Chuyện thường ngày ở sân bay khi xuất nhập cảnh. Ai dại gì phản ảnh chuyện này để bị lỡ chuyến bay hoặc hỏng cả chuyến đi.

"Gia đình tôi cũng thường gặp chuyện này nhưng thấy mất thời gian nên đành ngậm ngùi cho qua" là chia sẻ của bạn đọc Ngoc Thinh.

Giải thích việc hành khách phải chấp nhận chuyện nhũng nhiễu, bạn đọc Nguyen Hoang viết: Khiếu nại thì trễ giờ bay, thiệt hại lớn hơn nhiều...

Bạn đọc Nguyen The Phiet viết: Chuyện vòi vĩnh ở sân bay xảy ra như cơm bữa. Tôi từng là nạn nhân. Tôi cũng xin các nạn nhân, kể cả Việt kiều hãy mạnh dạn tố cáo các nhân viên hải quan nhũng nhiễu này, đó là lý do chính làm du lịch Việt Nam tụt hậu.

"Chuyện ai ai cũng biết, chỉ có người liên quan là không biết" là lời cảm thán của bạn đọc B.L..

Bạn đọc B.L. sau đó phân tích: "Đây là sân bay xuất cảnh quốc tế nên hầu hết người đi không còn giữ sim điện thoại nội địa thì cho dù có số đường dây nóng người ta cũng không gọi được. Hơn nữa, thời gian khi ra sân bay làm thủ tục chỉ khoảng ba giờ cho đến lúc bay, thời gian đâu dư dả mà chờ cơ quan chức năng giải quyết khiếu nại, điền đơn từ giấy tờ... Nói chung việc khiếu nại chỉ là việc làm trị bệnh tại ngọn, trong khi nguồn rễ của việc sách nhiễu thì không ai giải quyết". 

Bạn đọc Nguyễn Trung Đan chỉ ra một thực tế: Do đây là bước soi chiếu nên mọi việc như ghi hình hay ghi âm, người dân đều không được phép. Khó khăn khi bị vòi vĩnh mà không có bằng chứng. Thiết nghĩ những nơi như vậy phải được kiểm soát chặt bằng ghi âm và quay hình lại.

Bạn đọc Hùng Nhân lập luận: Lần sau nếu bị nhũng nhiễu đề nghị mọi người không đưa tiền mà yêu cầu cho gặp lãnh đạo trực sân. Mình làm đúng luật thì không việc gì phải sợ.

Bạn đọc Đàm Thảo bày tỏ: Tôi rất hoan nghênh nếu hải quan Việt Nam chấn chỉnh việc này và bà con phải kiên quyết hơn nữa với hải quan.

Bạn đọc Nguyen cho rằng: Lãnh đạo phải quan sát, lắng nghe và giáo dục nội bộ của mình chứ ngồi đó mà đợi có phản ảnh thì không còn chuyện gì để nói nữa!

Bạn đọc Hong Kim bày tỏ: Xin đừng vì chút tư lợi cá nhân mà quên đi lợi ích chung của một dân tộc. 

Bạn đọc Quốc Vinh chia sẻ: "Mừng vì báo Tuổi Trẻ đã có bài viết về vấn đề này. Mình lên Facebook thấy rất nhiều người than phiền, thậm chí dùng những lời lẽ thô tục, không hay khi nói về bộ phận hải quan ở sân bay của Việt Nam. Mong Tuổi Trẻ đi sâu hơn nữa để mọi người hiểu được thực hư của sự việc".

 

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tu\u1ed5i Tr\u1ebb 8-4)" />