02/08/2024 13:07 GMT+7

Voi Gold ở bản Đôn đã vui chơi trở lại

TÂM AN
và 1 tác giả khác

Sau nhiều tháng được các chuyên gia trong và ngoài nước cứu chữa, voi Gold ở bản Đôn bị gãy ngà đã vui chơi trở lại.

Voi Gold ở bản Đôn đã vui chơi trở lại- Ảnh 1.

Sau thời gian điều trị bất thành, các bác sĩ chuyên về voi trong và ngoài nước quyết nhổ phần ngà còn lại để cứu voi Gold - Ảnh: P.LAM

Sáng 2-8, ông Nguyễn Công Chung - phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật hoang dã và bảo vệ rừng Đắk Lắk (gọi tắt là trung tâm) - cho biết voi Gold ở bản Đôn đã khỏe lại sau hai lần phẫu thuật.

Làm tất cả để cứu voi Gold

Theo ông Chung, cuối năm 2022, voi Gold (8 tuổi) trong lúc vui chơi đã vô tình húc vào thân cây làm gãy cặp ngà mới nhú. Voi được đưa về trung tâm thăm khám, kiểm tra sức khỏe.

Năm 2022, voi Gold và voi Jun nghịch nhau trong rừng, chẳng may húc vào cây cổ thụ làm voi Gold bị gãy ngà, nhiễm trùng nặng - Ảnh: P.LAM

Năm 2022, voi Gold và voi Jun nghịch nhau trong rừng, chẳng may húc vào cây cổ thụ làm voi Gold bị gãy ngà, nhiễm trùng nặng - Ảnh: P.LAM

Dù được các cán bộ tại trung tâm tích cực điều trị, nhưng vết thương ở ngà của voi Gold có chiều hướng nặng thêm.

Các bác sĩ, chuyên gia về voi xác định voi Gold bị gãy ngà đã ảnh hưởng đến phần tủy, không thể phục hồi ngà. Nếu không cắt bỏ từ bên trong sẽ bị lây nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trung tâm đã báo cáo, xin ý kiến các cấp và được đồng ý cho rút cả hai phần ngà còn lại, nhằm chữa trị dứt điểm cho voi Gold.

Từ tháng 4-2024, các chuyên gia của Tổ chức Động vật châu Á (AAF) cùng bác sĩ của trung tâm đã phẫu thuật lấy ngà cho voi Gold.

Theo ông Chung, việc nhổ phần ngà còn sót lại của voi Gold được chia làm hai đợt, rút ngà trái xong thì rút ngà phải và đều đã thành công. Sau khi kết thúc nhổ ngà, voi Gold tiếp tục được chăm sóc, theo dõi 24/24 giờ trong suốt quá trình hồi phục.

"Để nhổ ngà, phải thuần thục từ khâu huấn luyện voi, chăm sóc voi trước và sau khi phẫu thuật đến việc mời các chuyên gia có kinh nghiệm trên thế giới cùng các bác sĩ thú y trung tâm và nhân viên chăm sóc voi.

"Bên cạnh đó, việc phẫu thuật cho voi được thực hiện với nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến nên kết quả đạt được đúng với mong đợi", ông Chung kể.

Voi Gold đã khỏe, dần tự kiếm ăn và vui chơi

Ông Cao Xuân Ninh và Y Diệu Ksor kiểm tra vết thương cho voi Gold mỗi ngày - Ảnh: LÊ THƯƠNG

Ông Cao Xuân Ninh và Y Diệu Ksor kiểm tra vết thương cho voi Gold mỗi ngày - Ảnh: LÊ THƯƠNG

Ông Chung nói thêm sau hai lần phẫu thuật nhổ ngà và nhiều tháng chăm sóc, đến nay voi Gold đã ăn uống bình thường, vết thương hẹp dần. Hằng ngày các nhân viên vẫn sát khuẩn, kiểm tra vết phương ở vị trí nhổ ngà.

"Sau khi nhổ ngà, voi Gold đã có thể ăn được nhưng vẫn cần chăm sóc đặc biệt theo quy trình cho uống thuốc và xịt rửa vết thương liên tục. Vết nhổ khô, liền vết thương, lỗ ngà hẹp lại còn 20mm", ông Chung thông tin.

Trong khi đó, ông Cao Xuân Ninh - tổ trưởng tổ voi, bác sĩ thú y tại trung tâm - cho biết mỗi ngày ông đều rửa vết thương cho voi Gold bằng dung dịch muối pha loãng, giảm cơn đau bằng thuốc kháng sinh kháng viêm.

"Các nhân viên chia nhỏ bữa ăn cho Gold và mỗi bữa chỉ cho thức ăn mềm cơm, cỏ, trái cây có trộn thêm thuốc canxi để bổ sung. Hiện tại sau nhiều tháng điều trị, voi Gold đã ăn được cỏ voi, rau củ và tự đi kiếm ăn, vui chơi trong khu vực riêng rừng bán hoang dã", ông Ninh vui mừng cho biết.

Ông Ninh cho biết sau quá trình được làm sạch vết thương sau khi cắt ngà, voi Gold sức khỏe ổn định, đã có thể ăn cỏ - Ảnh: LÊ THƯƠNG

Ông Ninh cho biết sau quá trình được làm sạch vết thương sau khi cắt ngà, voi Gold sức khỏe ổn định, đã có thể ăn cỏ - Ảnh: LÊ THƯƠNG

Hai chú voi con ở bản Đôn

Trước đó năm 2016, các cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk (tên của trung tâm lúc bấy giờ - PV) phát hiện chú voi hoang dã mới 3 tuổi, bị sụp giếng đào trong nương rẫy. Đàn voi rừng sau khi hết cách đã bỏ đi, voi con nằm bất lực chờ chết dưới đáy giếng.

Các nhân viên cứu hộ đưa các cây gỗ xuống hố để voi đạp chân ngoi lên khỏi mặt nước và tiếp nước cho voi uống cầm hơi chờ được kéo lên.

Chú voi này được đặt tên là Gold, cùng lớn lên với chú voi Jun, 3 tuổi bị lạc đàn voi hoang dã, chân bị thương, vòi gần đứt lìa, cũng được cứu về trước đó. Voi Jun và Gold ngang tuổi nhau, trải qua hành trình kỳ diệu, trở nên cặp voi trẻ, mang nhiều hy vọng cho việc bảo tồn đàn voi nhà ở Đắk Lắk đang dần suy kiệt.

Voi Gold nhởn nhơ vui chơi trong rừng lúc chưa bị gãy ngà - Ảnh: THẾ THẾ

Voi Gold nhởn nhơ vui chơi trong rừng lúc chưa bị gãy ngà - Ảnh: THẾ THẾ

Ngoài chăm sóc những chú voi hoang dã đã cứu về, thuần hóa (Jun, Gold), trung tâm cũng đang quản lý 44 con voi nhà để ngăn chặn việc bóc lột, sát hại, đồng thời kiên trì nhân giống voi.

Hiện nay, đơn vị đang hợp tác cùng các tổ chức phi chính phủ để chuyển mô hình du lịch cưỡi voi sang ngắm voi, mong bảo tồn đàn voi nhà tốt hơn…

Cần hành động khẩn cấp để bảo tồn voi rừng ở Yok DonCần hành động khẩn cấp để bảo tồn voi rừng ở Yok Don

Tây Nguyên là nơi hiện có đàn voi rừng lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 70% quần thể voi rừng toàn quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên