“Khán giả của các bạn cũng tuyệt vời, nhưng họ… trầm tĩnh quá !”, ca sĩ này nói.
Phóng to |
Sự hưởng ứng với ban nhạc lại đến từ... những khán giả nước ngoài |
Những giai điệu sôi động của hai ca sỹ Dobet và Kareyce Fotso như muốn “giật tung” người nghe, nhưng chỉ thấy du khách nước ngoài nhún nhảy theo điệu nhạc và sau đó họ kéo nhau ra khoảng trống trước sân khấu nhảy múa theo ca sĩ. Trong khi hàng trăm khán giả Việt vẫn ngồi xem rất … nghiêm túc. Ngay cả khi ca sĩ khoát tay “xin mời!” hưởng ứng theo bản nhạc mà lời hát là những câu tiếng Việt “tôi yêu các bạn!” rất sôi nổi, nhưng chỉ thấy vài bạn trẻ đáp trả. Công bằng mà nói thì ở các sân khấu đều có nghe tiếng vỗ tay, nhưng vẫn còn rụt rẻ và rời rạt lắm.
Một Việt kiều Mỹ tên Thái nhận xét: “Tôi thực sự ngạc nhiên và không hiểu vì sao ở nhiều sân khấu festival đến cả vỗ tay động viên nghệ sỹ mà mọi người cũng tiết kiệm…!”.
2. Ngược lại có nhiều sân khấu rất đáng lặng thinh nhưng khán giả vẫn cứ ồn ào, mà hai đêm diễn của nhóm nhạc thính phòng Mosaic (Israel) ở nhà hát Duyệt Thị Đường là một ví dụ cụ thể. Tối 9-4, trong khi giọng opera của Claire Meghnagi cao vút và ngân nga trên sân khấu thì dưới khán đài vẫn có người đang nói chuyện riêng.
Gần giữa buổi diễn thì điện thoại của một người đàn ông ở hàng ghế thứ tư reo to, ông ta rướn cổ trả lời trong sự khó chịu của nhiều người xung quanh. Một người khách Tây ngồi bên tỏ thái độ bằng cái nhìn chằm chằm vào mặt người đàn ông, nhưng câu chuyện điện thoại vẫn tiếp diễn…
Phóng to |
Ít ỏi khán giả nước ngoài hưởng ứng với ban nhạc |
Tình trạng nói chuyện riêng hoặc nhốn nháo, lao nhao bình phẩm khen chê về chương trình hay vô tư “tám” chuyện điện thoại… khi đang xem chương trình bắt gặp khá nhiều tại các sân khấu festival trong những ngày qua. Có người còn cố tình lớn tiếng bình phẩm về chương trình đang xem cho người cùng đi, nhưng thực ra là thể hiện sự “hiểu biết” của mình đối với số đông xung quanh. Sự hoạt náo ấy rất làm phiền đến người xung quanh, đến những khán giả Festival thực thụ đang thưởng thức nghệ thuật.
Những khán giả của festival đang rất cần những người “hoạt náo” tự đặt mình vào tư thế bị làm phiền để có thái độ ứng xử đúng mực, tránh việc biến mình thành những “hạt sạn” làm phiền người khác…
3. Thật khó hiểu về hành động can thiệp sự hưởng ứng nhiệt thành của khán giả trong đêm diễn của đoàn Senegal ở cung An Định tối 10-4. Khi chàng ca sĩ Naby được xem là “hiện tượng âm nhạc” của nước Senegal đang đốt mình trên sân khấu với những bản nhạc sôi động, hàng chục bạn trẻ và du khách đã cùng hửng ứng theo lời kêu gọi “đứng dậy và nhảy cùng” ngay tại khoảng trống giữa sân khấu và khán đài.
Hình ảnh rất đẹp đẽ ấy bất ngờ bị nhóm phục vụ và tình nguyện viên can thiệp và đẩy ra hai bên khán đài. Rất nhiều thanh niên nước ngoài đứng nhìn ngơ ngác. Một số phóng viên đã góp ý nhưng những tình nguyện viên đưa ra lý do: việc nhảy làm ảnh hưởng đến khán giả ngồi những hàng ghế đầu. Đúng là có ảnh hưởng thật, nhưng chính những người hàng ghế đầu ấy đâu có phản ứng gì, thậm chí tỏ ra thích thú.
Phóng to |
Khán giả chỉ ngồi xem và hờ hững |
Một người đàn ông lớn tuổi tỏ thái độ bất bình: “Cứ để như vậy cho chương trình thêm vui nhộn chứ sao lại can ngăn!”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận