Phóng to |
Và kết cục buồn được dự báo: nhiều ông chồng tức nước vỡ bờ đã đâm đơn ly hôn.
1 Vợ chồng bà Vân, ông Tài ở Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ đến với nhau qua chắp nối ở tuổi khoảng 45. Vợ buôn bán, còn chồng là công chức. Ở cơ quan, ông là trưởng phòng rất có uy, nhưng không ai ngờ về nhà ông răm rắp nghe lời vợ bởi nếu cự lại là bà la hét om sòm. Ông vốn sĩ diện, sợ chòm xóm nghe nên im lặng, riết thành quen. Thỉnh thoảng ông cùng anh em lai rai chút đỉnh, thế nhưng bà Vân không đồng ý. Mỗi khi chồng mời đồng nghiệp về nhà, mặt bà khó chịu, thậm chí không thèm nhìn mặt khách.
Nhiều phen rất giận, ông định “vùng lên” bằng vũ lực, nhưng mới thủ thế bà đã thét lên “cán bộ đánh dân” và đòi tự vẫn. Hoảng quá, ông đành nín nhịn để từ đó đồng nghiệp thấy trên mặt ông khi thì vết cào xước, khi thì một cục u. Riết chịu không nổi ông đâm đơn xin ly hôn, chuyển công tác lên Sài Gòn sống với người con trai riêng của mình, bỏ bà lại với ngôi nhà rộng thênh thang...
2 Chị Khá vốn là phó giám đốc một doanh nghiệp tư nhân ở Q.Cái Răng, TP Cần Thơ, còn chồng chỉ là một nhân viên bình thường. Kiểu khinh rẻ, chì chiết, nhiếc móc chồng khiến anh Sơn, chồng chị, nhiều lúc bị stress. Trong khi đó, anh Sơn còn “đầu tắt mặt tối” chuyện nhà cửa: vừa tan sở là phải đi chợ, vào bếp nấu cơm, giặt đồ cho vợ con. Tới ngày cuối tuần phải vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp trong ngoài. Nhưng chỉ cần mua đồ ăn hoặc nấu không hợp miệng là vợ đay nghiến. Ngay việc dạy con, nếu thích thì thôi, còn không chị sẽ không cho chồng dạy. Sự việc đến đỉnh điểm khi mẹ chồng đến thăm, chị Khá không cho bà nội bồng cháu vì sợ hôi mùi trầu, lại còn quay sang mắng chồng chưa hỏi ý chị mà đưa con cho bà nội bồng... Đến nước này anh Sơn không thể chịu được đành ra tòa ly hôn...
3 Tính ông Hùng (ngụ tại An Giang) vốn hiền lành, ít nói; ngược lại, vợ lanh lẹ, hoạt bát. Hầu như việc lớn nhỏ trong gia đình đều do bà Huệ quyết. Sự cần cù, chịu khó của ông cộng thêm sự năng động, suy tính của bà nên từ nghèo khó gia đình họ vươn lên khá giả.
"Người đàn ông phải bản lĩnh, phải biết bảo vệ hạnh phúc gia đình bằng cách điều chỉnh bản thân và cả vợ mình” |
Từ ngày vợ có nhân tình, các chuyến đi buôn của vợ ông đều nghe than lỗ. Nợ nần chồng chất, ghe cũng bị xiết nợ. Buồn rầu ông ngã bệnh. Một lần tình cờ ông thấy trong điện thoại vợ có tin nhắn của ông C. rủ vợ ông gom hết tài sản trốn đi xứ khác sinh sống. Mấy cha con mới tìm gặp các mối làm ăn buôn bán và phát hiện số tiền nợ do vợ vơ vét để đưa cho nhân tình. Tức giận ông quyết phục kích và bắt tại trận vợ cùng nhân tình hẹn hò trong nhà trọ. Đau khổ, uất ức dồn nén lâu ngày biến thành nhát dao đâm kẻ phá hoại gia đình mình và rạch một nhát vào mặt người vợ phản trắc. Hậu quả: ông bị tuyên án 5 năm tù...
Bạo hành gia đình, dù dưới hình thức nào, nếu không được cứu vãn sẽ trở thành chiếc ổ khóa lạnh lùng, khép chặt cánh cửa hạnh phúc hôn nhân. “Cũng giống phụ nữ, đàn ông khi bị bạo hành tâm trạng mệt mỏi, thường rơi vào trạng thái khủng hoảng. Tuy nhiên, việc để vợ bạo hành phần lớn cũng do lỗi của người chồng. Thay vì phản kháng, phân tích thiệt hơn cho vợ hiểu, phát huy vai trò làm chồng, người đàn ông lại chọn cách im lặng bởi sợ mất sĩ diện, sợ nếu ly dị sẽ không được quyền nuôi con...
Bên cạnh đó, nhiều ông chồng tính tình hiền lành đến nhu nhược, sống lệ thuộc kinh tế vào vợ nên đành tự lừa mình bằng câu “Vợ mình mình sợ có gì đâu phải mắc cỡ”, hoặc tự ru ngủ mình bằng cách nghĩ “Một sự nhịn, chín sự lành. Có như thế trong nhà mới yên ấm”, nên không dám hó hé khi bị vợ bạo hành” - thạc sĩ Phan Thị Mai, giảng viên chính bộ môn tâm lý học, khoa sư phạm, Trường đại học Cần
Thơ, cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận