21/06/2022 09:48 GMT+7

VNPT Money trên chặng đường phổ cập hơn nữa Mobile Money

THIÊN TƯỜNG - TRẦN HUY
THIÊN TƯỜNG - TRẦN HUY

TTO - "Vai trò của Mobile Money là 'cánh tay nối dài của dịch vụ ngân hàng truyền thống', giúp người dân ở các vùng miền hẻo lánh tiếp cận với các dịch vụ tài chính số" - ông Ngô Diên Hy, phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, chia sẻ.

VNPT Money trên chặng đường phổ cập hơn nữa Mobile Money - Ảnh 1.

Ông Ngô Diên Hy (giữa) - phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT - chia sẻ về những kết quả đạt được sau 6 tháng triển khai thí điểm Mobile Money

Nằm trong chuỗi các hoạt động Ngày không tiền mặt 2022, chiều 17-6 đã diễn ra hội thảo - triển lãm "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt" với sự tham dự của lãnh đạo chính phủ, các ban, ngành, đoàn thể cùng đại diện nhiều ngân hàng, doanh nghiệp và tổ chức trung gian thanh toán trên cả nước. 

Tại sự kiện có tính chất thường niên này, các đơn vị tham gia trong ngành ngân hàng và các lĩnh vực liên quan sẽ trình bày thực trạng hoạt động, chia sẻ đường hướng phát triển, cũng như nêu ra các vấn đề chính sách cần thảo luận để cùng hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt ở Việt Nam.

Lãnh đạo Tập đoàn VNPT đã tham dự phiên thảo luận với chủ đề "Thanh toán không tiền mặt và chương trình chuyển đổi số quốc gia" với những phân tích và chia sẻ thiết thực từ góc nhìn của một doanh nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai Mobile Money.

Sau 6 tháng triển khai cung cấp thí điểm Mobile Money trên toàn quốc, đã có hơn nửa triệu người dùng Mobile Money tính tới hiện tại, trong đó gần 60% là người dân sống tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. 

VNPT cũng đã phát triển hơn 2.400 điểm kinh doanh (chấp nhận rút nạp tiền) và hơn 10.000 điểm chấp nhận thanh toán Mobile Money trên cả nước.

Theo thống kê của VNPT, gần 90% các giao dịch thanh toán của khách hàng sử dụng Mobile Money tập trung vào các dịch vụ thiết yếu (điện, nước, viễn thông, tiêu dùng hằng ngày) và các dịch vụ hành chính công. Những con số này phản ánh tính thiết thực của dịch vụ đối với người dân trong đời sống.

Khi được hỏi về các điều chỉnh nên có sau thời gian thí điểm, ông Hy nêu ra một vài điểm. Thứ nhất là cho phép mở rộng hạn mức giao dịch, vì vẫn còn hơn 40% đối tượng tiếp cận Mobile Money là ở khu vực thành thị, cho nên với hạn mức mười triệu mỗi tháng cho các nhu cầu thiết yếu thì vẫn chưa đủ. 

Điểm quan trọng khác là mở rộng khả năng liên thông dịch vụ, cho phép giao dịch Mobile Money giữa các nhà mạng đang có tại Việt Nam và cho phép thanh toán chéo giữa các đơn vị trung gian thanh toán khác nhau, giúp Mobile Money có thể thanh toán được với các thương nhân đang dùng các trung gian thanh toán khác. 

Ông nhận định, đây là những vấn đề mấu chốt để thu hút người dân tiếp nhận và sử dụng Mobile Money, bởi việc thay đổi thói quen thanh toán của người dân cần phải xuất phát từ việc cho họ thấy được lợi ích và tính tiện dụng của dịch vụ.

Với những nỗ lực không ngừng, VNPT Money mong muốn được chung tay cho chiến lược thanh toán không dùng tiền mặt quốc gia, giúp mỗi người, mỗi nhà tiếp cận với những dịch vụ tài chính số với nhiều lợi ích thật sự thiết thực.

VNPT Money hướng tới xã hội không dùng tiền mặt VNPT Money hướng tới xã hội không dùng tiền mặt

Lãnh đạo tập đoàn VNPT đã tham dự thảo luận trong hội thảo ngày không tìền mặt 17-6 với những phân tích và chia sẻ thiết thực từ kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp. Đơn vị VNPT Money cũng tham gia nhiều hoạt động khác của chuỗi chương trình.

THIÊN TƯỜNG - TRẦN HUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên