11g trưa 7-9: Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Chủ tòa phiên tòa tuyên bố kết thúc phiên xét xử buổi sáng. Chiều nay 7-9, tòa sẽ tuyên án lúc 15 giờ.
10g55: Hoàng Khương nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án: "... Bị cáo ray rứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay không. Bị cáo không có động cơ nào khác là để kéo giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước". "Bị cáo tự xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. 248 ngày tạm giam đã qua là một hình phạt nặng nề với bị cáo. Bị cáo mong hội đồng xét xử xem xét lại quá trình công tác và đóng góp của bị cáo đã giúp cho ngành công an xóa nhiều tiêu cực. Đây là sai sót đầu tiên của bị cáo, bị cáo mong có thể trở về để tiếp tục cầm bút...”. . Xem video |
Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự với Hoàng Khương
10g48: Luật sư Phan Trung Hoài cũng cho rằng Hoàng Khương không thể tự ý đăng bài mà quyền này là của tòa soạn, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ. Do đó không thể kết luận hành vi của Hoàng Khương mang mục đích cá nhân chứ không phải là tác nghiệp.
Luật sư Phan Trung Hoài nói ông không chia sẻ ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát cho rằng tiền tác nghiệp phải là tiền của tổ chức chứ không phải tiền của phóng viên. Đề nghị Viện Kiểm sát cân nhắc lại.
10g40: Đại diện Viện Kiểm sát, bà Trần Thu Hà, vẫn giữ quan điểm và cho rằng có đủ căn cứ để xác định tội danh các bị cáo như đã nêu trong cáo trạng.
10g19: Các bị cáo bắt đầu phần tự bào chữa cho mình. Trong phần bào chữa, nhà báo Hoàng Khương một lần nữa khẳng định mình không có mục đích nào khác là tác nghiệp.
Suốt mấy tháng theo chủ trương của tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”, anh đã tạm quên việc chăm sóc cả vợ con, mẹ già đang cấp cứu ở bệnh viện để tác nghiệp. Giữa anh và Trần Minh Hòa không có quan hệ, không có lợi ích gì cả nên anh không có động cơ như hội đồng xét xử kết luận.
10g5: Kết thúc phần bào chữa, luật sư Phan Trung Hoài dẫn ra ý kiến của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ rằng: Mục đích bài báo “Giải cứu xe đua” và "Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” là nhằm tìm kiếm giải pháp giúp giảm tai nạn giao thông, theo chủ trương của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ.
Phóng to |
Luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho nhà báo Hoàng Khương, tại phiên sơ thẩm ngày 6-9 - Ảnh: Thuận Thắng |
Trong quá trình tìm kiếm tư liệu viết bài và tác nghiệp, nhà báo Hoàng Khương đã có sự nôn nóng, dẫn đến sai sót về nghiệp vụ. Và qua kiểm tra tài liệu liên quan mà cơ quan điều tra đã công bố, Hoàng Khương không có mục đích động cơ giải quyết tư lợi cho người thân, gia đình. Nếu vì mục đích này Hoàng Khương đã không viết bài.
So sánh cụ thể nhất là vụ tiêu cực của CSGT ở Thanh Hóa do nhà báo Hoàng Khương thực hiện cũng theo chủ trương này của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ. Luật sư Phan Trung Hoài nhận định: “Kết luận nhà báo Hoàng Khương đưa hối lộ là chưa đầy đủ căn cứ và đi ngược lại với chính sách hình sự đối với người có công tố giác tội phạm”.
Sau khi trình bày quan điểm của mình và những cơ sở pháp lý của vụ án, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị nên áp dụng khoản 6 điều 289 Bộ luật Hình sự: miễn trách nhiệm hình sự, trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương.
Phóng to |
Luật sư: tòa không làm rõ được mục đích tác nghiệp của Hoàng Khương
9g40: Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng kết luận điều tra và quan điểm của Viện Kiểm sát không đề cập gì về chủ trương thực hiện tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông” của ban biên tập báo Tuổi Trẻ.
Và như vậy đã không bảo đảm tính khách quan của vụ án. Do đó, luật sư Hoài đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương sau 8 tháng tạm giam.
Luật sư Hoài cho rằng việc xét xử nhà báo Hoàng Khương nên đặt trong bối cảnh là ngày 14-6-2012 Bộ trưởng Trần Đại Quang đã kêu gọi cử tri tố giác CSGT nhận tiền trong xử lý vi phạm giao thông.
Những bài báo của nhà báo Hoàng Khương có mục đích lớn nhất là giúp ngành công an trong sạch đội ngũ và làm giảm bớt tai nạn giao thông.
Từ hai bài báo của nhà báo Hoàng Khương đăng vào tháng 9-2011, Cơ quan CSĐT cũng đã quyết định truy tố 2 CSGT ở Thanh Hóa. Hai bài báo này được tác nghiệp cũng bằng hình thức nhập vai và đăng sau cả hai bài báo “Giải cứu xe đua” và “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” mà cơ quan tố tụng kết tội nhà báo Hoàng Khương.
Xem loạt bài của nhà báo Hoàng Khương về tình trạng mãi lộ của một số cảnh sát giao thông ở Thanh Hóa và các địa phương: I I I I
9g21: Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng đáng tiếc là tòa đã không đồng ý cho Ban biên tập báo Tuổi Trẻ tham dự phiên tòa này với tư cách người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan.
Vì thế, theo luật sư Hoài, đã không thể làm rõ được mục đích tác nghiệp trong hành vi của Hoàng Khương.
9g15: Các luật sư tiếp tục bào chữa cho các bị cáo.
Viện Kiểm sát đề nghị mức án 6-7 năm tù với Hoàng Khương
9g5: Kết thúc phần thẩm vấn, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm và đề nghị mức án cho các bị cáo, trong đó Viện kiểm sát đề nghị mức án với nhà báo Hoàng Khương từ 6 đến 7 năm tù.
Phóng to |
Bà Phạm Thị Thu Hà, kiểm sát viên VKSND TP.HCM, tại phiên sơ thẩm ngày 6-9 - Ảnh: Thuận Thắng |
Đó là tâm sự của chị Nguyễn Hoàng Anh, vợ nhà báo Hoàng Khương, ngay sau khi Viện kiểm sát đề nghị mức án 6-7 năm tù cho chồng mình. Chị Hoàng Anh nói: “Vẫn còn phần tranh tụng và nghị án. Tôi vẫn hi vọng và tin anh Khương sẽ nhận mức án nhẹ hơn so với đề nghị của Viện kiểm sát”.
Sau khi nêu quan điểm, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị các mức án cho từng bị cáo: Nhà báo Hoàng Khương từ 6 đến 7 năm tù vê tội đưa hối lộ, Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ Đội cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh Công an Q.Bình Thạnh, TP.HCM) từ 6 đến 7 năm tù nhận hối lộ, Tôn Thất Hòa (giám đốc DNTN Duy Nguyên) từ 2 đến 3 năm tù về tội môi giới hội lộ, Nguyễn Đức Đông Anh 4 đến 5 năm tù, Trần Anh Tuấn từ 2 đến 3 năm tù về tội đưa hối lộ và Trần Minh Hòa từ 5 đến 6 năm tù về tội đưa hối lộ.8g52: Trả lời câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát về hành vi đưa tiền cho CSGT, Hoàng Khương nói ban đầu mình chưa nhận thức những sai sót trong nghiệp vụ, khi làm việc với cơ quan điều tra Hoàng Khương cũng chưa nhận thức đầy đủ hành vị đưa tiền cho CSGT.
8g45: Tòa công bố một số đoạn ghi âm do nhà báo Hoàng Khương thực hiện giữa Hoàng Khương với Trần Minh Hòa. Viện kiểm sát cho rằng nội dung này chứng tỏ Hoàng Khương có mục đích lấy xe ra cho Trần Minh Hòa. Tuy nhiên, Hoàng Khương cho rằng băng ghi âm đã chưa được công bố đầy đủ. Nội dung trao đổi đó giữa anh và Trần Minh Hòa chỉ là một phần nội dung, một cách nói trong tác nghiệp nhằm đạt được mục đích nắm thông tin.
Hoàng Khương: Đây là sai sót của tôi trong quá trình tác nghiệp
8g30: Hoàng Khương cho rằng mình đã . “Đây là một sai sót đáng tiếc của tôi. Dù tôi luôn tự dặn làm sao cố gắng đừng xảy ra sai sót nhưng sự nôn nóng thực hiện bài viết đã dẫn đến sự sai sót này”, Hoàng Khương nói.
8g35: Luật sư Phan Trung Hoài đặt vấn đề: “Cũng với những biện pháp tác nghiệp tương tự, điều tra của anh về những sai phạm của CSGT ở Thanh Hóa, anh có biết họ xử lý ra sao không?”. Nhà báo Hoàng Khương nói trong vụ này anh được cơ quan điều tra mời làm việc với tư cách nhân chứng, đồng thời những người cung cấp thông tin cho anh cũng không hề bị cơ quan điều tra quy kết gì về việc đã giúp đỡ mình tác nghiệp.
8g40: Kết thúc thẩm vấn nhà báo Hoàng Khương, luật sư tiếp tục thẩm vấn Nguyễn Đức Đông Anh và Trần Minh Hòa (bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ nhà báo Hoàng Khương).
8g41: Nguyễn Đức Đông Anh xác nhận khi Trần Minh Hòa nhờ giải cứu xe đua đã nói là không làm được. Nhưng sau đó, anh Hoàng Khương hỏi Đông Anh có bạn bị bắt xe không để lấy hồ sơ làm thực tế viết bài và chợt nhớ ra Trần Minh Hòa, giới thiệu cho anh Hoàng Khương.
8g18: Luật sư Phan Trung Hoài thẩm vấn nhà báo Hoàng Khương. Phần thẩm vấn này nhằm làm rõ việc tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương trong việc lấy xe cho Trần Minh Hòa. Đồng thời nhằm làm rõ quá trình tác nghiệp của Hoàng Khương trong bài viết “Giải cứu xe đua”.
8g15: sáng 7-9, chủ tọa phiên tòa tuyên bố bắt đầu ngày xét xử thứ hai vụ án đưa, nhận hối lộ để “giải cứu” xe vi phạm giao thông có liên quan đến nhà báo Hoàng Khương (Nguyễn Văn Khương, phóng viên Tuổi Trẻ).
Phóng to |
Đồng nghiệp, bạn bè, người thân của nhà báo Hoàng Khương giơ tay chào động viên tinh thần anh trước phiên sơ thẩm ngày 6-9 - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Nhà báo Hoàng Khương trong phiên sơ thẩm ngày 6-9 - Ảnh: Thuận Thắng |
Ngoài người thân, một số đồng nghiệp được vào phòng xét xử, phía ngoài vẫn rất đông đồng nghiệp, bạn bè và độc giả theo dõi qua màn hình tivi truyền hình trực tiếp từ phòng xét xử.
I I I I I - I I I - I I I I I I I I I I I |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận