Những người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bình thường thì không cần cung cấp thêm vitamin D vì ánh sáng mặt trời có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D trong da.
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sự hấp thụ và chuyển hóa calci và phosphor, trong đó có nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là duy trì xương khỏe mạnh.
Ngoài ra vitamin D còn tham gia vào sự điều hòa hệ miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ đa xương, giảm các triệu chứng hen nguy hiểm và tần số cơn hen, giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ.
Những nhóm đối tượng dễ có nguy cơ thiếu vitamin D
Người lớn tuổi
Người lớn tuổi có nguy cơ cao về sự thiếu hụt vitamin D một phần do da của họ không thể tổng hợp vitamin D hiệu quả. Họ cũng ở trong nhà nhiều hơn nên ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Người ít tiếp xúc với ánh nắng
Những phụ nữ hay mặc áo choàng dài và dùng khăn che mặt vì lý do tôn giáo và những người có công việc ít phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng không thể tổng hợp đủ vitamin D.
Những người có màu da tối
Lượng sắc tố melamin ở biểu bì da cao sẽ làm cho da có màu tối hơn và giảm khả năng sản xuất vitamin D trong da từ ánh sáng mặt trời.
Những người có rối loạn hấp thu chất béo
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, do đó vitamin D cần một số chất béo trong quá trình hấp thu vào cơ thể. Những người có vấn đề về hấp thu chất béo nên được uống bổ sung vitamin D. Ngoài ra, hấp thu chất béo kém còn liên quan đến một số bệnh như bệnh gan, xơ nang, bệnh Corhn...
Những người bị béo phì hoặc đã phẫu thuật cắt dạ dày
Béo phì không ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp vitamin D của da nhưng lớp mỡ dưới da nhiều sẽ cô lập các phân tử vitamin và ảnh hưởng đến sự giải phóng chúng vào máu. Những người béo phì đã phẫu thuật cắt dạ dày có thể bị thiếu hụt vitamin D nếu không sử dụng bổ sung vitamin D, vì phần trên của ruột non nơi hấp thụ vitamin D một phần vitamin đã bị cắt bỏ và lượng vitamin D dự trữ trong mỡ thì không được phóng thích kéo dài.
Một số bệnh lý liên quan đến thiếu hụt vitamin D
Ở trẻ em, sự thiếu hụt vitamin D gây ra còi xương. Ở người lớn, sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến bệnh loãng xương, gây nên xương yếu. Các triệu chứng đau xương và nhược cơ có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D, nhưng các triệu chứng này có thể nhẹ và khó phát hiện trong giai đoạn đầu.
Loãng xương
Loãng xương thường kết hợp với tình trạng thiếu vitamin D, gây tình trạng giảm hấp thụ canxi. Lượng vitamin D trong cơ thể đầy đủ có thể duy trì sức mạnh của xương và có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở người lớn tuổi, những người gặp khó khăn trong việc tập thể dục, phụ nữ sau mãn kinh, và điều trị steroid mạn tính.
Ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn ung thư tuyến tiền liệt, ruột già và ung thư vú. Gần đây, một thử nghiệm lâm sàng tập trung vào sức khỏe của xương ở 1.179 phụ nữ sau mãn kinh, cư trú tại nông thôn Nebraska thấy rằng đối tượng bổ sung hàng ngày với canxi (1,400-1,500 mg) và vitamin D3 (1.100 IU) có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn đáng kể so với phụ nữ dùng giả dược.
Các tình trạng khác
Nghiên cứu trên các cá thể đang lớn cho thấy rằng vitamin D có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, cao huyết áp, không dung nạp glucose, đa xơ hóa…
Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng cho những vai trò này đến từ các nghiên cứu trong ống nghiệm, động vật, và các nghiên cứu dịch tễ học, không phải là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.
Có rất ít loại thực phẩm trong tự nhiên có chứa vitamin D. Thịt của các loài cá nhiều mỡ (như cá hồi, cá ngừ và cá thu) và các loại dầu gan cá là một trong những nguồn tốt nhất. Một lượng nhỏ của vitamin D được tìm thấy trong gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng.
Để có đủ lượng vitamin D cần thiết chỉ từ các nguồn thức ăn tự nhiên thì rất khó. Đối với nhiều người, tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin D và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là quan trọng để có thể duy trì lượng vitamin D cần thiết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận