Ngày 12-6,, Vietnam Airlines đã khai trương 7 đường bay mới từ Vinh đến Phú Quốc, Cần Thơ, Nha Trang và từ Hải Phòng đến Phú Quốc, Cần Thơ, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột - Ảnh: VNA
Trao đổi với báo chí chiều 12-6, ông Hiền cho biết kiến nghị hỗ trợ trên cũng là trách nhiệm của chủ sở hữu khi Chính phủ nắm 86% cổ phần của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, Vietnam Airlines đề xuất vay và hỗ trợ chứ không xin ngân sách, hãng sẽ trả trong 3 năm.
Theo ông Hiền, ngày 9-6, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế - IATA đưa ra dự báo hàng không thế giới giảm 419 tỉ USD, giảm 50% doanh thu cả năm 2020. Dự kiến, các hãng hàng không lỗ 84 tỉ USD so với kế hoạch lãi 35 tỉ USD trong năm 2020. Như vậy, ngành hàng không năm nay sẽ bị lỗ 120 tỉ USD so với trước dịch COVID-19.
Theo dự báo mới nhất của IATA, đến giữa năm 2020 hàng không thế giới mới quay về được như thời điểm cuối năm 2019. Dự kiến năm 2021 hàng không thế giới vẫn lỗ 16 tỉ USD.
Các tổ chức quốc tế dự kiến ngành hàng không cần 250 tỉ USD để hỗ trợ các hãng nhằm phục hồi. Đến nay các quốc gia đã hỗ trợ các hãng hàng không được 124 tỉ đồng. Bởi vì đến hết tháng 5-2020 hầu như không có hãng hàng không nào còn tiền trên tài khoản.
"Tại sao hàng không đốt tiền nhanh?"- ông Hiền đặt câu hỏi và giải thích: khi ảnh hưởng dịch bệnh lượng khách hoàn vé đã mua từ trước đó rất kinh khủng.
Từ giữa tháng 2-2020 tiền bán vé của hãng có 8.800 tỉ đồng, nhưng đến cuối tháng 3-2020 còn 4.400 tỉ đồng. Trong khi đó, bản thân các hãng hàng không chưa từng có kịch bản quản trị rủi ro nào khi doanh thu giảm 95% và năng lực sản xuất chỉ còn 2-5%, toàn bộ máy bay trên thế giới phải "đắp chiếu"
Ông Hiền dự báo năm 2020, Vietnam Airlines giảm sản lượng 50% so với 2019, doanh thu giảm 50.000 tỉ đồng và lỗ 15.000 đến 16.000 tỉ đồng.
Không bay mà lỗ nhiều như thế vì chi phí cố định với hàng không rất lớn khi hơn 100 chiếc máy bay nằm yên vẫn phải trả tiền thuê, khấu hao, lãi vay, chi phí nhân công ước tính khoảng 2.100 tỉ đồng/tháng. Những tháng bay lại được thì cũng rất lâu để giảm xuống con số 1.000 tỉ đồng.
Với công ty con là Jetstar Pacific, ông Hiền cho biết 6 tháng đầu năm giảm sản lượng 64% và lỗ hơn 1.000 tỉ đồng.
Vietnam Airlines kiến nghị Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu chiếm 86% cổ phần của hãng cho hãng vay tối thiểu 4.000 tỉ đồng, tối đa 12.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi mức thấp nhất, phù hợp với tình huống hỗ trợ khẩn cấp, thời gian vay tối thiểu là 3 năm và có bảo lãnh của Chính phủ.
Đồng thời cho phép hãng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn. Nhà nước sử dụng các nguồn vốn nhà nước hoặc giao các đơn vị của nhà nước mua cổ phần thuộc quyền mua của nhà nước.
Quy mô phát hành cân đối với phương án vay để đảm bảo 12.000 tỉ đồng. Trong giai đoạn trung, dài hạn, Chính phủ bảo lãnh cho Vietnam Airlines phát hành trái phiếu 10 năm, quy mô 10.000 tỉ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội bay giai đoạn 2021-2025.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận