Phóng to |
Ảnh minh họa: lefthandersday.com |
TTO trích đăng
* Cái lợi của thuận tay phải
Thuận tay trái chỉ là thiểu số nên không ai khuyến khích. Viết tay phải có lợi hơn rất nhiều vì chữ viết bắt đầu bằng bên trái sang phải và chữ không bị che khuất và lem mực khi viết xong.
Tôi cũng chỉ viết bằng tay phải, tất cả mọi sinh hoạt điều bằng tay trái, nên cảm nhận được khó khăn khi bị bắt buộc phải viết bằng tay phải khi các bé mới vào lớp 1( tôi đã nghỉ học 1 năm vì bị khẻ tay). Bây giờ tôi là giáo viên dạy cấp 3, thỉnh thoảng vẫn viết bằng tay trái thì các em xem như là thầy "biểu diễn". Hãy tạo sự cân bằng giữa hai tay.
Tôi là người thuận tay trái, tuy nhiên những công việc như viết chữ, cầm đũa ăn cơm tôi vẫn dùng tay phải, dĩ nhiên là bị cô giáo rèn luyện khi còn nhỏ. Tôi thì bây giờ bảo ăn cơm hay viết bằng tay trái thì chịu rồi, tôi có nhiều lần viết thử nhưng thấy nét chữ ngược so với bình thường. Nhưng thực tế nếu việc gì cần sức mạnh và độ chính xác cao thì tay trái vẫn tốt hơn!
Theo tôi nếu rèn các cháu làm một số việc như viết chữ bằng tay phải thì vẫn tốt hơn nhưng cũng không nên ép các cháu quá!
Thế Huy
* Nên để các bé phát triển tự nhiên
Tôi cũng là một phụ huynh có con thuận tay trái. Từ khi cháu còn học mẫu giáo, tôi thường phải ướm lời trước với các cô ngay đầu năm hãy để bé nhà tôi sử dụng tay trái vì đó là tay bé thuận. Bé viết, vẽ rất đẹp, nhanh với tay thuận của mình. Nhưng từ khi vào lớp 1, cô giáo bắt buộc bé phải chuyển sang viết tay phải và đề nghị trong lớp bạn nào bắt gặp bé viết tay trái thì báo cô để cô phạt bé. Bé còn nhỏ nên rất sợ phạt nên lên lớp thì viết tay phải, về nhà làm bài thì sử dụng tay trái.
Con tôi hiện đang học lớp 3. Cháu thuận tay trái nhưng viết bằng tay phải, vẽ và gạch bằng tay trái. Khi đọc bài này, cháu bảo tôi: "Mẹ biết không, thường con viết bằng tay phải, nhưng nếu cô hối thúc quá hay gấp quá, con phải viết bằng tay trái mới kịp"! |
Tôi thấy nên để các bé phát triển tự nhiên, tự tin vào bản thân mình hơn là gò bó vào điều mà người lớn chúng ta cho là "thuận tiện trong cuộc sống sau này". Vả lại, tôi nhận thấy đại đa số các bé khi vào lớp 1 đã biết viết khá rành, đâu có cảnh cô giáo cầm tay từng học trò chỉ dạy viết chữ như thời tôi còn đi học, nên việc dạy bé học, xếp chỗ cho bé thuận tay trái ngồi học không ảnh hưởng đến các bạn khác không phải là điều quá khó khăn.
Chắc có người sẽ đưa ý kiến sợ bé thấy mình quá khác biệt với các bạn khác sẽ rụt rè, không tự tin nữa. Tôi không biết các phụ huynh khác thế nào, khi tôi giải thích cho bé hiểu người thuận tay phải và thuận tay trái là điều rất tự nhiên, không có gì phải xấu hổ cũng như bạn sinh ra có bạn trai và bạn gái, bé chấp nhận và xem đó là điều hiển nhiên. Đôi khi có người hỏi bé sao bé dùng tay trái, bé tự tin bảo "Đó là vì con thuận tay trái, và con viết đẹp cả hai tay".
Hiện nay cô giáo trường bé vẫn không chấp nhận cho bé viết tay trái dù bé đã lên lớp 2, bé cũng buồn, tôi chỉ đành an ủi con "thôi chờ lớn thêm một tí, khi con học lớp lớn hơn, đến trường con sẽ được viết tay trái". Và con tôi tiếp tục đến trường với nghịch lý ở trường viết tay phải, ở nhà viết tay trái, và vở về nhà bao giờ cũng viết đẹp hơn vở trong lớp.
Chúng ta luôn hô hào phải cải cách giáo dục, nên chăng các thầy cô nên cải cách cách chấp nhận cho các bé phát triển tự nhiên thay vì ép các bé vào điều mà các thầy cô thấy thuận tiện cho việc giảng dạy của mình trên lớp.
Hiện nay mọi người đã biết thuận tay phải hay tay trái là yếu tố di truyền, và thực sự việc thuận tay nào không hề ảnh hưởng gì đến khả năng học tập và lao động của mỗi người. Các nước trên thế giới đều tôn trọng yếu tố tự nhiên này, thế mà VN lại không tập huấn cho giáo viên vấn đề này, một hai bắt trẻ em phải tập viết bằng tay không thuận, đó là một điều phi lý, phản khoa học.
Một số người thuận tay trái có khả năng giao tiếp, thuyết trình vượt trội như: hoàng đế Julius Caesar, Napoleon, các tổng thống Mỹ như Bill Clinton, Barack Obama.... Một số nhà bác học nổi tiếng như Albert Einstein, Benjamin Franklin, Isaac Newton và Charles Darwin,... cũng là người thuận tay trái.
Ở người thuận tay trái, bán cầu phải hoạt động mạnh hơn. 40% người trong số họ có trung tâm ngôn ngữ ở não phải. Ở 60% còn lại, trung tâm ngôn ngữ nằm ở não trái hoặc cả hai bên. Hai bán cầu não có những đường dẫn truyền nối liên thông với nhau. Như vậy, một số người thuận tay trái được cả hai bán cầu não chỉ huy trung tâm ngôn ngữ và tư duy, có thể vượt trội hơn người khác. Trẻ viết tay phải hay tay trái không là điều quan trọng. Nếu trẻ viết tay trái mà chữ vẫn đẹp và học vẫn giỏi thì chắc chắn quý hơn là trẻ viết tay phải nhưng chữ xấu và học yếu.
"Luật Giáo dục" cũng như "Điều lệ trường phổ thông" không hề có điều khoản nào quy định học sinh phải viết bằng tay phải chứ không được viết bằng tay trái.
Ước gì những giáo viên tiểu học và những người công tác ở các Phòng Giáo dục đọc ý kiến này.
Quan điểm của bạn trong vấn đề này như thế nào? Kinh nghiệm của chính bản thân bạn liên quan đến việc viết tay trái, tay phải? Bạn cho rằng nên để trẻ phát triển tự nhiên hay nên gò trẻ theo một hướng nào đó? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online bằng phần Ý kiến bạn đọc bên dưới bài, hoặc email đến [email protected]. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu, không CAPSLOCK. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận