Rất đông các chuyên gia, nhà làm chính sách khu vực tại buổi công bố Triển vọng kinh tế vĩ mô của các nước ASEAN+3 ngày 3-5 tại Manila, Phillipines - Ảnh: N.BÌNH
Tiến sỹ Hoe Ee Khor, Kinh tế trưởng của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho biết trong báo cáo đánh giá về tăng trưởng của 10 thành viên của ASEAN và Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 3-5 tại Manila, Phillipines.
Trong bối cảnh rủi ro thắt chặt điều kiện tài chính toàn cầu và bảo hộ thương mại, chuyên gia từ AMRO cho rằng các quốc gia ASEAN cần ưu tiên củng cố ổn định thị trường tài chính thay vì theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Thực tế, hiện nay, phần lớn các nền kinh tế trong khu vực đều đã chủ động thắt chặt chính sách an toàn vĩ mô, đặc biệt đối với các khu vực tiềm ẩn rủi ro như thị trường bất động sản để có thể giúp bảo toàn ổn định thị trường tài chính.
Theo dự báo này, tăng trưởng của khu vực ASEAN+3 sẽ duy trì ở mức 5,4% vào năm 2018 và 5,2% vào năm 2019 nhờ vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ cầu nội địa bền vững và tăng tưởng xuất khẩu trong bối cảnh toàn cầu thuận lợi và lạm phát ổn định.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo là 6,6% trong năm 2018 và của Nhật Bản là 1,3% trong năm tài chính 2018.
Theo phân tích của AMRO, phần lớn các nền kinh tế trong khu vực đang trong giai đoạn chu kỳ kinh tế mở rộng, với kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế và tiềm năng vẫn còn khiêm tốn và lạm phát ổn định.
Trong một vài thập kỷ qua, các nước ASEAN+3 đã theo đuổi chiến lược "sản xuất nhằm xuất khẩu", điều này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc làm, năng suất lao động, và tiền lương.
Tuy vậy, chiến lược này hiện đang đối mặt với những thách thức mới đặt ra bởi những thay đổi hệ thống trong các chuỗi giá trị toàn cầu, cho phép các nước sản xuất nguyên liệu đầu vào ngay tại thị trường sở tại, thay vì phải nhập khẩu các nguyên liệu này.
Hiện chu kỳ tín dụng, tài chính bắt đầu chững lại ở nhiều nước sau một thời gian phát triển trên mức tiềm năng.
Chỉ có Việt Nam và Hong Kong tiếp tục nằm trong chu kỳ mở rộng của chu kỳ tín dụng trong khi một loạt quốc gia khác như Myanmar, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã bước vào giai đoạn tăng trưởng tín dụng chậm lại.
"Trong bối cảnh điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt trong thời gian tới, các nhà hoạch định chính sách trong khu vực cần tiếp tục củng cố không gian chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ", ông Hoe Ee Khor nhận định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận